​Lên mạng quảng cáo “chữa nám tận gốc”, lừa hàng loạt người


(CHG) Ngày 13/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 11 bị can.

Trong đó, đối tượng Lê Thị Thuỷ, Tạ Tùng Lâm bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 3, Điều 174, Bộ luật hình sự. Nông Đức Mạnh, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thị Phượng, Phùng Tấn Phát, Đoàn Hoàng Phương Linh, Trần Văn Thùy, Đoàn Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Chí Bình, Đỗ Đại Nghĩa bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 2, Điều 174, Bộ luật hình sự. Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 9 bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 1 bị can và ra lệnh truy nã đối tượng Lê Thị Thuỷ. Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn.

 

Các đối tượng trong vụ án

Qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Thái Bình phát hiện, trang mạng xã hội Facebook “Cộng đồng Thương mại điện tử VIDA Group” trong đó có các Facebook “Lương Y Giang Thị Nhàn”, “Bà Nhàn trị nám” quảng cáo bán thuốc “Sắc Ngọc Đan” có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng quy mô rất lớn, có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp.
Xác định tính chất vụ việc, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xác lập chuyên án tập trung đấu tranh làm rõ.
Quá trình điều tra xác định, từ năm 2018, Tạ Tùng Lâm (SN 1994) đăng ký thành lập công ty TNHH WallStreet; ngành nghề chính là kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng, vật tư y tế; có trụ sở tại Phòng 302, tầng 3, số 70-72 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

 

Tang vật Cảnh sát thu giữ.

Đến cuối năm 2021, Tạ Tùng Lâm và Lê Thị Thuỷ (SN 1994) tự lập ra nhóm “VIDA Group” chuyên kinh doanh thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.
Tạ Tùng Lâm và Lê Thị Thuỷ lập ra Fanpage bán hàng online lấy tên là “Cộng đồng Thương mại điện tử VIDA Group” và thành lập các chi nhánh cấp dưới. Đến nay xác định có 120 chi nhánh, mỗi chi nhánh có từ 7-10 nhân viên; có giám đốc và phó giám đốc chi nhánh, chia thành 2 bộ phận marketting và sale để hoạt động lừa đảo.
 

Tang vật bị thu giữ.

Các chi nhánh này hoạt động ở địa chỉ số 154 đường Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; số 83 đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và tầng 4, toà A, khu toà nhà Fafim số 19, đường Nguyễn Trãi, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức lập các trang Facebook có tên “Lương Y Giang Thị Nhàn”, “Bà Nhàn trị nám”, xây dựng các video clip và hình ảnh quảng cáo thuốc “Sắc Ngọc Đan” có khả năng điều trị dứt điểm các bệnh về nám, tàn nhang. Khách hàng có nhu cầu điều trị nám, tàn nhang để lại số điện thoại vào các trang Facebook này. 
Sau khi có số điện thoại của khách hàng, đối tượng ở các chi nhánh liên lạc với khách hàng và tự xưng là nhân viên “Trung tâm cô Nhàn” tư vấn cho “Sắc Ngọc Đan” cam kết các bệnh nám, tàn nhang đều chữa được hết chỉ sau 14 ngày. Khách hàng đồng ý mua thuốc thì các đối tượng gửi thuốc cho khách hàng qua bưu điện bằng hình thức ship COD (nhận hàng trả tiền mặt cho nhân viên bưu điện).
Sau đó, các đối tượng đưa ra thông tin là bị hại được hưởng gói bảo hành chữa bệnh trong 10 năm. Gói bảo hành này mỗi tháng khách hàng sẽ được “Trung tâm cô Nhàn” gửi miễn phí 1 bộ sản phẩm điều trị nám, tàn nhang có giá trị hơn 1 triệu đồng, bị hại chỉ cần sử dụng 2 đến 3 năm là khỏi bệnh, số thuốc miễn phí còn lại của các năm “Trung tâm cô Nhàn” sẽ giúp bị hại bán ra thị trường với số tiền khoảng từ 100.000.000 đến 290.000.000 đồng, số tiền này bị hại sẽ được hưởng.
Để nhận được số tiền bán thuốc, các đối tượng đưa ra nhiều lý do như phải làm hồ sơ, “thẻ đen” để hợp lý hóa số tiền bán thuốc, hồ sơ thiếu dấu đỏ của bưu điện, thiếu dấu kiểm nghiệm hàng thật, hàng giả của Bộ Y tế, tiền đóng thuế thu nhập cá nhân...
Sau đó, có đối tượng khác giả danh là cán bộ của các bộ phận trên liên hệ với bị hại, mỗi một lý do đưa ra, các đối tượng đều yêu cầu bị hại phải chuyển thêm tiền thì mới được nhận tiền bán gói bảo hành và hứa hẹn số tiền bị hại đã nộp để lo các chi phí trên sẽ được hoàn lại. Đồng thời, bọn chúng cũng giải thích với bị hại là chuyển khoản qua ngân hàng mới sợ bị lừa còn qua bưu điện của Nhà nước cứ yên tâm nên bị hại tin là thật. Mỗi lần nộp tiền, đối tượng sẽ gửi cho bị hại gói bưu phẩm bên trong là thực phẩm chức năng, ghi trên bưu phẩm số tiền mà đối tượng yêu cầu bị hại phải nộp. Khi nhận bưu phẩm bị hại nộp tiền cho nhân viên bưu điện.
Căn cứ tài liệu xác minh, thu thập được, ngày 5/7/2023, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh thành lập 12 tổ công tác phối hợp với Công an thành phố Hà Nội triệu tập 17 đối tượng, khám xét khẩn cấp chỗ ở đối với 14 đối tượng.
Thu giữ, quản lý, niêm phong các đồ vật, tài sản, tài liệu gồm: 4 xe ô tô, 31 điện thoại, 12 máy tính laptop, 8 cây máy tính, 8 đồng hồ, 20 cây vàng và 2 vòng vàng, 4 sổ tiết kiệm có tổng số tiền là 2.580.000.000 đồng và tiền mặt là 7.482.905.000 đồng.
Hiện Công an tỉnh Thái Bình đang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật và triệt để thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
 

Nguồn: cand.com.vn

Còn lại: 1000 ký tự
Hộp thư ngày 22/8/2023: Phản ánh liên quan Ngân hàng Quốc Dân, Điện lực Hà Tĩnh, BV Tràng An

Hộp thư ngày 22/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 8/8/2023: Phản ánh về Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

Hộp thư ngày 8/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương Yên Bái và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
​Giả trạm phát sóng điện lực lừa đảo thanh toán tiền điện

(CHG) Theo thông tin từ Điện lực miền Trung (CPCCC), đơn vị vừa phát hiện thêm trường hợp đối tượng vận hành một trạm thu phát sóng giả (BTS giả), gửi tin nhắn mạo danh EVNCPC đến người dân đề nghị “thanh toán tiền điện”.

Xem chi tiết
​Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng do người nước ngoài điều hành, thu lời bất chính trên 8.000 tỷ đồng

(CHG) Quá trình điều tra ban đầu xác định tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay lãi nặng tính đến thời điểm bắt giữ là 18.895 tỷ; thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng; tổ chức "rửa tiền" và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng.

Xem chi tiết
​Hướng dẫn nạn nhân cầm “sổ đỏ” để chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

(CHG) Mới đây, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một người dân bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3