Thu giữ nhiều hàng giả, nhập lậu tại cơ sở kinh doanh online


(CHG) Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra, thu giữ gần 400 đơn vị sản phẩm vi phạm để xử lý theo quy định đối với một cơ sở kinh doanh online thực hiện livestream, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu trên mạng xã hội. 


Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Theo dõi thông tin quảng cáo trên các tài khoản mạng xã hội có dấu hiệu vi phạm, Đội Quản lý thị trường số 3 (ngày 5/5 vừa qua) đã phối hợp cùng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an huyện Đồng Hỷ tiến hành kiểm tra kho hàng của bà Trần Thị T. (xóm Mỹ Hòa, xã Cây thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Lúc này, bà T. đang cùng con gái thực hiện livestream quảng cáo hàng hóa, chốt đơn trên trang Facebook và Tiktok cá nhân của mình.
Tại kho hàng, lực lượng liên ngành phát hiện có 80 chiếc đồng hồ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Hermes, Dior và gần 300 đơn vị sản phẩm hàng hóa là đồ gia dụng các loại nghi nhập lậu như: ấm siêu tốc, máy xay thịt, nồi inox...
Thời điểm kiểm tra, một số hàng hóa đã được đóng gói theo đơn để gửi đi cho khách hàng. Ước tính trị giá tang vật vi phạm hơn 30 triệu đồng.
Bước đầu, chủ cơ sở thừa nhận toàn bộ số hàng hóa trên được mua trôi nổi trên mạng xã hội về tập kết tại kho rồi livestream bán trên Facebook, Tiktok kiếm lời. Quá trình mua bán không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa để xác minh, có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ngày 22/12/2022, Đội quản lý thị trường số 2 Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên  đã kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.Đ.H (tổ 11, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên). Lực lượng quản lý thị trường phát hiện tại đây đang kinh doanh 300 sản phẩm nước hoa không có nhãn hàng hóa, không có tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa và hơn 200 sản phẩm là kem ủ tóc do nước ngoài sản xuất. Tổng giá trị hàng hóa gần 60 triệu đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số mỹ phẩm trên.
Được biết, đây là địa điểm kinh doanh mỹ phẩm online lớn tại TP. Thái Nguyên. Các sản phẩm của shop chủ yếu bán qua mạng xã hội Facebook, sàn thương mại Shoppe nên khó kiểm soát. Cơ sở này thường xuyên đóng cửa, chỉ làm việc bên trong cửa hàng nên lực lượng quản lý thị trường phải mất nhiều ngày theo dõi mới tiếp cận và tổ chức kiểm tra được hộ kinh doanh N.Đ.H.
Đội quản lý thị trường số 2 hiện đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, không để tình trạng hàng lậu, hàng giả trà trộn với hàng thật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ sở kinh doanh chân chính.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính. Theo đó, tùy vào mức giá trị hàng hóa vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Long An: Tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp Công an huyện Đức Hòa thực hiện kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến, tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3