Bài 3: Chống làm giả thương hiệu trà và truy xuất nguồn gốc


(CHG) Trà là thứ đồ uống quen thuộc của nhiều người, nhiều thương hiu chè Việt đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước. Cũng vì vậy, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm giả, làm nhái thậm chí sử dụng trà không rõ nguồn gốc, gây nguy hại khó lường cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Ảnh minh họa.
Phát hiện nhiều sản phẩm trà Việt bị làm giả
Vừa qua, triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn (ngày 7/2/2023) đã kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh “Văn hóa trà đạo” của hộ kinh doanh Trần Thị Ly (số 55, đường Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn).
Tổ công tác phát hiện tại đây đang bày bán các mặt hàng trà khô có dấu hiệu nhập lậu. Qua kiểm đếm, có 30 hộp trà các loại Trà Thủy Tiên, Hồng trà, Bạch Trà… được đóng gói sẵn trong các hộp trọng lượng từ 150 - 250g/hộp. Tất cả các hộp trà đều do nước ngoài sản xuất nhưng không có tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu.
Đội Quản lý thị trường số 6 tiếp tục kiểm tra cửa hàng kinh doanh “Tuyết Trà” của hộ kinh doanh Hoàng Bảo Tuyết (số 196, đường Ngô Quyền, TP. Lạng Sơn). Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng đang bày bán 4 loại trà bao gói sẵn gồm trà Phổ nhĩ chín, Hồng trà đóng hộp, trà Phổ nhĩ quýt đóng hộp, trà Đại Hồng Bảo… Các mặt hàng trà đều do nước ngoài sản xuất nhưng không có tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Thời điểm kiểm tra, các chủ hộ kinh doanh đều không cung cấp được hóa đơn, chứng từ liên quan đến tính hợp pháp của hàng hóa. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm tính theo giá niêm yết lên đến gần 50 triệu đồng.
Với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 6 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 hộ kinh doanh trên số tiền 26 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hành hóa vi phạm theo quy định.
Hiện nay, việc tiêu thụ sử dụng các sản phẩm từ trà được người dân khá ưa chuộng, đặc biệt là các sản phẩm trà có nguồn gốc từ nước ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, lực lượng chức năng khuyến cáo người dân cần lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm trước khi sử dụng.
Đặc biệt, thời gian qua, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) cũng đã nhận được phản ánh của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về việc nhầm lẫn khi mua sản phẩm trà của thương hiệu Vinatea.
Được biết, Vinatea là một trong những thương hiệu trà đầu tiên tại Việt Nam được thành lập vào năm 1958, có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sau đó được chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần vào tháng 12/2015 theo quyết định 864 của Thủ tướng chính phủ với tên gọi là Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Vinatea sở hữu nhiều khu vực trồng chè và nhà máy sản xuất chè trải dài từ Bắc đến Nam, có thể kể đến những vùng như Phú Thọ, Mộc Châu, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tĩnh… với diện tích trồng chè lớn đi cùng với năng suất, chất lượng cao. Từ những nền tảng vững chắc, Vinatea đã ngày một phát triển mạnh mẽ để trở thành một thương hiệu nổi tiếng như hiện nay.
Để giữ gìn ưu thế thị trường, nhiều năm nay, Vinatea đã triển khai nhiều hoạt động cải thiện giống trà, làm sạch đất, thiết lập những quy tắc, quy chuẩn về chăm sóc, thu hoạch, chế biến đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Năm 2020, Vinatea đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia. Đây là sự ghi nhận của Nhà nước và người tiêu dùng dành cho thương hiệu quốc dân lâu đời nhất ngành trà Việt.
Thương hiệu Tiên Thiên Trà lại có chiến lược phát triển những dòng trà đặc trưng của giống trà Shan Tuyết quý hiếm gồm: Trà xanh (lục trà), trà trắng (bạch trà), hồng trà (trà đen), trà phổ nhĩ. Các sản phẩm đều luôn tập trung kiểm tra, giám sát, quản lý vùng nguyên liệu, đi đôi với việc hướng dẫn, đào tạo người bản địa thu hoạch chè Shan một cách khoa học, đảm bảo nội chất và sản lượng cao nhất. Tiên Thiên Trà cam kết là thương hiệu trà Shan Tuyết 5 cực: “Cực khổ, cực ngon, cực sạch, cực đẹp, cực hiếm”. Mỗi búp trà đều được lựa chọn, hái lượm kỹ lưỡng và có thể coi là cực sạch, phù hợp với đặc tính sống ở trên cao 1.400m của chè Shan Tuyết.

Hình ảnh làm giả thương hiệu của trà Vinatea.
Theo phóng viên CHG đã kiểm tra thực tế và mua mẫu các sản phẩm để thẩm định, người tiêu dùng cả nước đã quen với nhận diện logo Vinatea, cùng kiểu dáng của sản phẩm với các hương vị khác nhau. Nhưng tại Thái Nguyên đã xuất hiện hộp trà Tianatea có kiểu dáng logo, kiểu dáng hộp, hình ảnh và cách trình bày giống gần như 100% các sản phẩm của Vinatea. Đây là vi phạm có ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu Vinatea, một thương hiệu đã được công nhận Thương hiệu Quốc gia hai lần liên tiếp gần đây, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Chúng tôi cũng đã tiến hành xác minh địa điểm sản xuất ghi trên bao bì hộp Trà Thái Nguyên Tinatea tại HTX Diệu Huyền, xóm Xuân Hà 3, Thành Công, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Tuy nhiên, tại đây không có biển hiệu doanh nghiệp, chỉ tồn tại ở đây là một nhà kho nhỏ của hộ dân, hộp trà được gia công, đóng gói tại địa điểm khác.
Để làm rõ dấu hiệu vi phạm, chúng tôi đã liên hệ với Vinatea và được đơn vị cung cấp các văn bằng bảo hộ của logo thương hiệu cũng như các văn bằng bảo hộ kiểu dáng sản phẩm.
So sánh sản phẩm này với hộp Trà Thái Nguyên, hai sản phẩm chỉ khác màu sắc, và tương đồng về màu với hộp Trà gừng. Còn địa chỉ sản xuất ghi trên bao bì, thực tế ở đó không có nhà máy sản xuất, đóng gói sản phẩm, đơn vị này đã đi thuê ở đâu đó thực hiện công đoạn này, trên vỏ hộp cũng không có thông tin về số công bố của sản phẩm. Do đó, cảnh báo người tiêu dùng cần để ý những chi tiết nêu trên để được sử dụng đúng sản phẩm mang Thương hiệu Quốc gia – Vinatea của Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Qua sự việc trên, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và xử lý doanh nghiệp vi phạm để trả lại sự công bằng cho doanh nghiệp, giữ vững kỷ cương của pháp luật đối với vấn đề chống hàng giả, hàng nhái.

Cần thẩn trọng khi lựa chọn trà không rõ nguồn gốc
Trong giai đoạn hiện nay, việc tiêu thụ sử dụng các sản phẩm từ trà được người dân khá ưa chuộng, đặc biệt là các sản phẩm trà có nguồn gốc từ nước ngoài. Các chủ cơ sở đều giới thiệu về sản phẩm này với nhiều lợi ích cho sức khỏe, thời gian bảo quản, sản xuất lâu năm (5 - 10 năm), giá thành bán ra rất cao. 
Tuy nhiên, người tiêu dùng nên cân nhắc khi sử dụng các loại trà không rõ nguồn gốc này. Nếu sản phẩm không được kiểm định chất lượng, không được bảo quản đúng cách sẽ có nguy cơ bị nấm mốc, biến chất, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Do trà được sử dụng làm đồ uống, nên ngay khi uống trực tiếp vào cơ thể, người dùng còn có khả năng bị ngộ độc. Chưa kể, trong quá trình sản xuất, dư lượng chất hóa học, thuốc trừ sâu còn đọng lại trong lá trà, không qua kiểm định, đưa vào sử dụng sẽ khiến người dùng bị ảnh hưởng sức khỏe. 
Khi mua các sản phẩm từ trà, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có tem mác, mã vạch đầy đủ có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Việc truy xuất nguồn gốc là việc cần thiết để biết được sản phẩm có nguồn gốc từ đâu, được chế biến như thế nào, đã qua kiểm định chất lượng hay chưa.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh các loại trà nói riêng và sản phẩm hàng hóa nói chung cần minh bạch thông tin với người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm của mình, nâng cao giá trị thương hiệu.
Doanh nghiệp sử dụng tem truy xuất nguồn gốc QR Code cho sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng có thể theo dõi được vòng đời của sản phẩm từ nguồn cung cấp nguyên liệu, khâu vận chuyển, chế biến. Mọi thông tin liên quan đến nguồn gốc, quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm đều được minh bạch và xác minh. 
Việc bảo quản sản phẩm cũng phải được chú trọng với các tiêu chuẩn về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, mùi, không khí. Hộp đựng trà cần phải kín, đặt nơi khô ráo, thoáng mát, không mùi. Nên sử dụng bình thủy tinh, gốm, gỗ, hộp hút chân không để đựng trà. Cần lưu ý là nếu sử dụng bình thủy tinh trong suốt thì nên bọc bên ngoài hũ một lớp giấy màu hoặc giấy báo để hạn chế ánh sáng làm ảnh hưởng tới trà bên trong.
Không nên mua lượng lớn trà một lúc. Nên chia nhỏ các phần đủ dùng ra mỗi túi để dễ bảo quản số còn lại. Như vậy, sử dụng tới đâu thì lấy ra tới đó. Số còn lại vẫn được bảo quản tốt nhất, đảm bảo hương vị và chất lượng ngon nhất cho trà.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Savills so sánh các thị trường BĐS thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(CHG) - Một bản báo cáo chi tiết về giá thuê, phí quản lý và các mức thuế của chính phủ tại một số các BĐS trọng điểm, thuộc các thành phố khác nhau khu vực Châu Á, đã được khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do Savills Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện vừa được công bố.

Xem chi tiết
Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật đội ngũ luật sư khu vực phía Nam

(CHG) - Hôm 1/4, nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU JULE).

Xem chi tiết
Nhu cầu sở hữu bất động sản của việt kiều ngày càng cao

(CHG) - Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua, là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt Kiều có mong muốn sở hữu BĐS tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Xem chi tiết
Xu hướng đầu tư BĐS của nhà đầu tư ngoại tại việt nam năm 2024

(CHG) - Dưới góc nhìn của chuyên gia, Việt Nam đang có nhiều lợi thế từ các yếu tố vĩ mô, cùng với thị trường bất động sản (BĐS) ở hầu hết các phân khúc đều giàu tiềm năng, đang đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn nhất khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài (FDI).

Xem chi tiết
TP.HCM: Đề án Cảng Cần Giờ tiếp tục được trình lên Thủ tướng

(CHG) - Hôm 15/2, UBND TP.HCM đã tiếp tục trình lên Thủ tướng Chính phủ tờ trình Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Cảng Cần Giờ), sau lần 1 vào tháng 8/2023.

Xem chi tiết
2
2
2
3