Ngành bán dẫn tại Việt Nam – tiềm năng và thách thức đối với bất động sản công nghiệp


(CHG) - Trong báo cáo nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp bán dẫn (CNBD) của Savills cho thấy, Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. 
“Lực hấp dẫn” của lĩnh vực bán dẫn
Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với các thiết bị điện tử và sự phát triển vượt bậc của công nghệ mới, ngành CNBD đã dần trở thành lĩnh vực đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại thông qua việc cung cấp các linh kiện bán dẫn thiết yếu như bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị lưu trữ dữ liệu…
Theo Hiệp Hội Công Nghiệp Bán dẫn SIA, thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ đạt 600 tỷ USD vào năm 2025, tăng 14% so với năm 2023. 
Ông Thomas Rooney - Quản lý cấp cao Bộ phận cho thuê Công nghiệp Savills cho rằng, ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng gia tăng sức hút trước những sự thay đổi toàn cầu. Đại dịch Covid-19 làm tăng nhu cầu về chất bán dẫn do sự phụ thuộc ngày càng cao vào các thiết bị điện tử trong và hậu giãn cách xã hội.  
Thomas
Ông Thomas Rooney: "Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn" (Ảnh: Bảo Lan)
Tại Việt Nam, những năm qua đã thu hút nhiều ông lớn trong ngành bán dẫn như Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới tỷ USD.
“Việt Nam cũng được hưởng lợi từ những thay đổi toàn cầu và ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội. Do vậy, trong thời gian tới sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam thành quốc gia thịnh vượng”. Ông Thomas Rooney nêu nhận định.
Số liệu báo cáo của Savill dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu. 
Phân tích của ông Thomas Rooney cho rằng, ba yếu tố quan trọng giúp Việt Nam trở thành điểm thu hút các NĐTNN trong lĩnh vực bán dẫn, như (1) Việt Nam có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, dễ dàng tiếp cận các thị trường lớn trong khu vực, có điều kiện tự nhiên thuận lợi với trữ lượng đất hiếm lớn – nguyên liệu quan trọng trong sản xuất chip bán dẫn; (2) Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho các NĐTNN. Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn với những chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hấp dẫn (3).  
BĐS công nghiệp “hưởng lợi” từ sự phát triển của ngành bán dẫn 
Báo cáo Của Savill cũng chỉ ra, sự phát triển và tiềm năng của công nghiệp bán dẫn sẽ tác động trực tiếp đến BĐS công nghiệp, nhờ việc gia tăng nhu cầu về nhà xưởng đáp ứng tốt yêu cầu cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết, để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Quản lý cấp cao về BĐS công nghiệp -  Thomas Rooney của Savills cũng cho rằng, nhu cầu đầu tư sản xuất, lắp ráp bán dẫn đã kéo theo sự gia tăng trong việc tìm kiếm nhà xưởng, khu công nghiệp đáp ứng được tốt các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, dịch vụ của ngành bán dẫn. Trong đó, có số yêu cầu cơ bản bao gồm: nguồn điện ổn định, internet tốc độ cao và hệ thống xử lý nước hiệu quả. Từ đó đặt ra yêu cầu về nâng cấp chất lượng và hệ thống nhà xưởng đối với các chủ đầu tư tại Việt Nam.  
KCN
Ngành CNBD của Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực trình độ cao (Ảnh: Bảo Lan)
Ông Thomas phân tích, khu vực kinh tế phía Bắc vốn đầu tư chủ yếu từ doanh nghiệp hoạt động trong các ngành hàng có giá trị gia tăng cao như máy vi tính, điện tử hay sản phẩm điện. Trong khi khách thuê BĐS công nghiệp tại các tỉnh phía Nam thuộc các ngành chế biến sản phẩm từ cao su, nhựa, thực phẩm, nước giải khát. Do đó, khi làn sóng đầu tư về bán dẫn phát triển, sẽ tạo thêm sức bật về phát triển đổi với bất động sản công nghiệp phía Bắc. 
“Việt Nam đang có nhiều cơ hội cho ngành CNBD nhưng để đón dòng vốn vào ngành công nghiệp bán dẫn, BĐS công nghiệp. Bên cạnh các chính sách vĩ mô của Chính phủ như Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) đã được duyệt, thì ngay tại các địa phương và NĐT của Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, hạ tầng và nhân lực để có thể đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu khắt khe của ngành công nghiệp đặc thù này”. Ông Thomas Rooney khuyến nghị.
Đặc biệt, CNBD cần lượng điện khổng lồ nhưng hiện nay đường dây truyền tải điện trong những tháng cao điểm và hệ thống cung ứng điện tại Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, Việt Nam cần đẩy nhanh các dự án hạ tầng năng lượng quy mô lớn.
Ngoài ra, Việt Nam có lực lượng lao động lớn nhưng đang thiếu kỹ sư trình độ cao để phục vụ phát triển ngành CNBD. Thực tế cho thấy, không có nguồn nhân lực chất lượng sẽ hạn chế việc dòng vốn đầu tư từ các công ty lớn. Do đó, việc giải bài toán nguồn nhân lực cho lĩnh vực này sẽ nâng cao thêm vị trí của Việt Nam trong các điểm đến đầu tư, thu hút các tập đoàn công nghệ lớn đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam. 
Chính phủ và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ để phát huy những tiềm năng hiện có, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành bán dẫn và BĐS công nghiệp tại Việt Nam. Với những nỗ lực này, Việt Nam có thể trở thành một trong những trung tâm sản xuất bán dẫn quan trọng trên thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Thomas Rooney kết luận.
Còn lại: 1000 ký tự
Bài học cho các tỉnh trong nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư

Đề tài Bài học cho các tỉnh trong nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư do TS. Nguyễn Đức Trọng (Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng trên nền tảng livestream (phát trực tiếp) tại Việt Nam

Đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng trên nền tảng livestream (phát trực tiếp) tại Việt Nam" do ThS. Lương Thị Kim Oanh (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam) thực hiện.

Xem chi tiết
Thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái: thực trạng và giải pháp

Đề tài Thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái: thực trạng và giải pháp do ThS. Đinh Thị Thùy Liên (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Đề tài Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 do ThS. Phạm Thị Tươi (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Sử dụng các mô hình ngôn ngữ lời nói mở rộng chuyển văn bản thành giọng nói tương đương con người thông qua việc truyền bá phong cách và đào tạo

Sử dụng các mô hình ngôn ngữ lời nói mở rộng chuyển văn bản thành giọng nói tương đương con người thông qua việc truyền bá phong cách và đào tạo do Phạm Thị Miên (Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải) - Đào Thị Phương Thúy (Khoa Công nghệ và Kỹ thuật, Trường Đại học Thái Bình) thực hiện

Xem chi tiết
2
2
2
3