Bài 1: Bao giờ hết cảnh “giải cứu” nông sản


(CHG) Sau Tết Nguyên đán 2023, trái cam "trượt giá không phanh" phải giải cứu, làm cho người nông dân cũng như thương lái nông sản "dở khóc dở cười". Đã có nhiều cá nhân, đơn vị thức đêm giải cứu trái cam miền Tây với nhiều cách để giúp nông dân bớt gánh nặng thua lỗ tiền đầu tư
 
 
Trái cam đang "rớt giá", người dân lao đao cần giải cứu...
Trước Tết Nguyên đán, giá cam sành tại vườn ở đồng bằng sông Cửu Long từ 11.000 - 15.000 đồng/kg, nhưng nay “rớt giá” chỉ còn trên dưới 2.000 đồng/kg, mức giá thấp chưa từng thấy. Loại cây ăn trái này từng giúp nhiều nhà vườn trở thành tỷ phú, thì thời điểm này nhiều nhà vườn lại rơi vào cảnh điêu đứng. 
Ông Nguyễn Anh Pha, Chủ tịch UBND xã Thới Hoà (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: Từ 2014 tới nay, cây cam sành phát triển mạnh và tăng diện tích qua từng năm. Từ 2014, diện tích loại cây này chỉ có 60 hecta, nhưng tới năm 2020 tăng lên hơn 1.200 hecta. Những năm 2014 - 2015, cam sành có giá 30.000 - 35.000 đồng/kg, không chỉ người dân ở xã trồng loại cây này, mà nhiều người nơi khác còn đến thuê đất trồng cam. Thậm chí, người dân địa phương cũng đi xã khác thuê đất trồng cam. Cây cam sành giúp nhiều hộ giá khả, cất nhà cửa khang trang. Duy nhất chỉ có năm nay, giá cam giảm thê thảm như vậy là do đụng vụ cam ở miền Bắc.

Trái cam miền Tây đang được giải cứu trên các con đường Sài Gòn.
Theo quy hoạch, đến năm 2025, tỉnh Vĩnh Long có 15.000 hecta cam sành, nhưng con số hiện tại là 17.000 hecta. Diện tích trồng cam sành của tỉnh Vĩnh Long tăng nhanh trong 3 năm qua. Huyện Trà Ôn được xem là thủ phủ trồng cam sành ở Vĩnh Long. Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn cho biết: Địa phương có 21.000 hecta đất nông nghiệp. Diện tích trồng cam tăng rất nhanh, đến đầu năm 2023 lên đến hơn 9.500 hecta. Trong đó, xã Thới Hoà đã chuyển trồng cam sành gần 100%. Các xã có trên 1.000 hecta trồng cam sành như: Hòa Bình, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Ôn. Bình quân 1 hecta thu được 50 tấn nên tổng sản lượng thu hoạch cam sành khoảng 480.000 tấn.
Câu chuyện những ngày qua người dân Sài Gòn thức đêm giải cứu cam giúp nông dân đã được nhân lên. Trên trăm tấn cam sành của nông dân tỉnh Vĩnh Long đã được các đơn vị, nhóm bạn trẻ trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tiêu thụ. 
Người dân cùng chung tay giải cứu trái cam.
Điển hình như nhóm bạn trẻ do Hoàng Văn Quý (31 tuổi) làm trưởng nhóm cùng hơn chục bạn trẻ chuyền tay nhau đẩy từng sọt cam vào nhà, chia thành từng bọc kịp sáng mai giao cho khách. Họ là nhân viên văn phòng, ngày làm việc, tối bán cam giúp nông dân Vĩnh Long. Gần 1h sáng, hai tấn cam sành Vĩnh Long được vận chuyển bằng xe ba gác đã đến điểm tập kết tại hẻm 159, quận Tân Bình và nhóm của Quý đã phụ khuân vác cho chiến dịch giải cứu cam ở quận 5. Sau đó, anh chủ động kêu gọi nhóm tự thu mua mỗi đêm đến 2 tấn cam. “Thay vì dồn vào một điểm ở quận 5, tôi tách ra làm thêm để giúp bà con tiêu thụ được nhiều hơn. Tiền lời được bỏ vào quỹ chung để thực hiện những chương trình thiện nguyện khác", anh Quý chia sẻ.
Các thành viên trong nhóm của anh Quý tự giác chia nhau công việc theo khả năng. Các bạn nam khuân vác cam từ xe vào nhà, các bạn nữ đóng gói cho những đơn hàng đặt trước. Họ thường làm việc tới 4h sáng, về nhà ngủ 2 tiếng để lấy sức đi làm cho hôm sau. Trong ngày, nhóm tranh thủ giờ hành chính đi giao cho khách.

Hệ thống siêu thị GO!, Big C - "Đồng hành cùng Nông dân - cam sành Vĩnh Long".
Bên cạnh đó, với mức giá quá thấp như hiện nay khiến người nông dân trồng cam sành rơi vào tình trạng thua lỗ nặng, phải lên kế hoạch chặt bỏ vườn cam. Trước tình trạng trên, Hệ thống siêu thị GO!, Big C của Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam đã triển khai chương trình “Đồng hành cùng Nông dân – cam sành Vĩnh Long”. Chương trình áp dụng mức giá bán không lợi nhuận đối với sản phẩm cam sành, qua đó tạo điều kiện để khách hàng của GO!, Big C cùng chung tay đồng hành, ủng hộ người nông dân trồng cam sành trong thời điểm khó khăn này.
Theo đó, từ ngày 15/2/2023, đội ngũ của GO!, Big C đã trực tiếp đến các vườn cam sành để thu mua cam sành với giá tốt cho người nông dân ở mức 10.000 đồng/kg. Sau khi cộng chi phí vận chuyển, giá cam sành Vĩnh Long không lợi nhuận tại khu vực miền Nam là 10.900 đồng/kg và khu vực miền Trung - Tây Nguyên là 12.900 đồng/kg. Ngoài ra, nhằm tạo thêm giá trị gia tăng, cũng như đẩy mạnh tiêu thụ cam sành, dịp này, GO!, Big C còn giới thiệu thêm các sản phẩm chế biến từ cam sành như: nước ép cam, các loại bánh kèm cam tươi...
Không chỉ siêu thị, sàn thương mại điện tử, nhiều cửa hàng, quán ăn, tổ chức, cá nhân tại TP. HCM cũng tham gia góp sức tiêu thụ cam sành, ủng hộ bà con tỉnh Vĩnh Long thoát cảnh đổ bỏ nông sản. Tại khắp các nẻo đường, nhiều điểm bán “giải cứu” mới cũng được dựng lên với giá phổ biến 8.000 đồng/kg. Nhiều khách thấy biển “giải cứu” liền tấp lại mua 3-5kg ủng hộ, nhiều người cho biết không phải vì rẻ mà muốn ủng hộ bà con Vĩnh Long. Trên facebook, nhiều hội nhóm nông sản miền Tây, hội nhóm từ thiện… cũng nhộn nhịp các bài đăng kêu gọi hỗ trợ, “giải cứu” cam Vĩnh Long, Bến Tre. Nhiều cá nhân tự nhận bán giùm người nhà giá chỉ từ 6.000 đồng/kg cùng cam kết trái già, chất lượng, mỏng vỏ, ngọt lịm trên các trang mạng xã hội. Dưới bài đăng, nhiều người cũng hưởng ứng nhiệt tình đăng ký mua số lượng lớn, thậm chí nhiều người mua hàng ngoài Bắc cũng sẵn sàng đặt mua với phí vận chuyển cao.

Chung tay giải cứu nông sản miền Tây giảm bớt gánh nặng cho người dân.
Hoạt động giải cứu tích cực nêu trên là vô cùng đáng trân quý đối với bà con nông dân Vĩnh Long lúc này. Nhưng có một thực tế không thể che giấu được là với sản lượng cam sành ở riêng Vĩnh Long đang khoảng 480.000 tấn, thì việc “giải cứu” được vài trăm tấn chỉ như… “muối bỏ bể”. Thêm một thực tế không thể che đậy nữa là do tình trạng phát triển “quá nóng” diện tích cây cam, đã phá vỡ quy hoạch đối với việc phát triển loại cây này, bất chấp nhu cầu của thị trường… là nguyên nhân gây nên thiệt hại to lớn cho bà con nông dân cũng như toàn xã hội .    
Còn nhớ, thời điểm giữa năm 2022, trái thanh long tại Bình Thuận cũng từng xảy ra tình trạng "rớt giá" xuống mức quá thấp, khiến nhiều nông dân thua lỗ. Nguyên nhân chính là do trước đây thanh long trồng chủ yếu ở Bình Thuận, nhưng hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước đều trồng được loại cây này nên tiêu thụ tại thị trường nội địa khó khăn. Trong khi đó, diện tích thanh long ở Bình Thuận không ngừng tăng; xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu thô, theo đường tiểu ngạch bấp bênh, hạn chế.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thanh long của Bình Thuận chủ yếu là vừa và nhỏ, công nghệ hạn chế nên sức mua thấp. Toàn tỉnh chỉ có hơn 100 cơ sở, doanh nghiệp đóng gói thanh long xuất khẩu, chế biến sấy khô, sấy dẻo, làm nước ép... Số lượng tiêu thụ khoảng 50.000 tấn/năm, chỉ chiếm 9% sản lượng thanh long toàn tỉnh. Gần đây, giá xăng, dầu tăng, làm phát sinh thêm chi phí vận chuyển nên việc thu mua thanh long càng giảm sâu.
Sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải chịu sự tác động của nhiều quy luật: Quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh... Vì vậy, người sản xuất buộc phải luôn năng động, nhạy bén với thị trường, cải tiến kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tìm chỗ đứng cho sản phẩm của mình trên thị trường. 
Để khai thác tối đa sự gia tăng giá trị nông sản Việt, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của tổng hợp đủ mạnh của các ngành, các cấp, các chính sách hỗ trợ nhằm chủ động ứng phó các vấn đề phát sinh. Cần đẩy nhanh hơn tốc độ số hóa các ngành kinh tế và ngành thương mại.
Hơn lúc nào hết, các ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt nữa để vận hàng theo "quy luật" của mối quan hệ cung cầu, giá trị sản phẩm. Cần có biện pháp cụ thể chứ không phải can thiệp hành chính hoặc bằng những giải pháp "nghĩa tình" như giải cứu nông sản. Trong đó, cần sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp để từ khâu quy hoạch nguồn cung, tổ chức trồng trọt sản xuất, chế biến, vận tải, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hoá cho đến quản lý xuất khẩu được vận hành thông suốt. 
Còn nếu không, câu chuyện "giải cứu" nông sản không biết đến bao giờ chấm dứt?
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3