Bài 2: Cầu nối để hàng Việt vào sâu thị trường nước ngoài


(CHG) Để đưa được hàng Việt Nam ra thế giới, đã có nhiều chương trình huy động người Việt ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm Việt. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác về xuất nhập khẩu với các nước từ chiều rộng sang chiều sâu, cùng hệ thống các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẽ là cầu nối để hàng Việt đi sâu vào thị trường nước ngoài.


Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu trong năm 2023. Ảnh minh hoạ.

Hợp tác theo chiều sâu để thúc đẩy hàng Việt

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về thực hiện năm 2023 triển khai đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024”.
Theo Kế hoạch, có 5 nhóm nội dung triển khai thực hiện đề án trên trong năm 2023, gồm: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; xây dựng cơ sở dữ liệu; tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại và kết nối doanh nghiệp Việt trong và ngoài nước, đồng thời, phát triển hệ thống phân phối ở nước ngoài; định hướng bán hàng Việt qua các sàn thương mại điện tử, triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
Để huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối ở nước ngoài, UBND Thành phố yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền về sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Hà Nội trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần tăng quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, của Hà Nội tại các hệ thống phân phối hàng hóa nước ngoài, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước tham gia hiệu quả hơn vào các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đại sứ quán, thương vụ Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại, Hội người Việt Nam ở nước ngoài, các cục, vụ của Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan đến triển khai, phát triển hạ tầng thương mại, kết nối, đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối tại nước ngoài.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thông qua các hình thức đa dạng.
Củng cố và phát huy hơn nữa vai trò của các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, siêu thị của người Việt, nhất là ở các thị trường có đông người Việt Nam sinh sống nhằm tăng cường hơn nữa việc đưa hàng hóa Việt Nam vào các cơ sở này; tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt trong và ngoài nước.
Ngoài ra, Thành phố còn kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia cho rằng, đã có những triển vọng mới mở ra khi xu hướng tiêu dùng của người Thái thay đổi và mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp Việt cải thiện qua từng năm. 
Ngày 17/11/2022 trong khuôn khổ Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa Vụ thị trường Châu Âu – châu Mỹ, Vụ thị trường trong nước và Tập đoàn Central Retail Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hệ thống phân phối nước ngoài và nâng cao năng lực trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam, đồng thời xây dựng hệ thống các nhà cung cấp bền vững cho Central Retail.
Chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu là mục tiêu đặt ra trong lần ký kết thỏa thuận hợp tác này. Ông Lê Văn Duy –Giám đốc Delta D’Asia – đánh giá, đây là cầu nối giao thương để các sản phẩm của Việt Nam ra thị trường, và người dân Thái lan và khách hàng thế giới có thể sử dụng sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, lắng nghe từ đó cải thiện, nâng tầm sản phẩm phù hợp với thị trường các nước mà mình đưa hàng tới.

Thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước Châu âu trong năm 2022. 
Tăng cường cầu nối để đưa hàng Việt ra thị trường nước ngoài
Thời gian qua, mặc dù cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; giá dầu thô và các hàng hóa, vật tư chiến lược tăng cao; chuỗi cung ứng bị gián đoạn, lạm phát gia tăng ở hầu hết các quốc gia, đối tác kinh tế lớn... đã ảnh hưởng bất lợi đến nhiều ngành, lĩnh vực, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Song hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục đà tăng trưởng cao với kim ngạch đạt trên 435 tỷ USD, tăng 15,75 so với cùng kỳ năm trước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định trong các thành tích nổi bật đó có sự đóng góp quan trọng, tích cực của hoạt động ngoại thương, mà trực tiếp là hệ thống các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể, các thương vụ đã chủ động nghiên cứu, đánh giá thị trường và cơ chế chính sách mới về kinh tế, thương mại, đầu tư của nước sở tại để cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, cho biết: Có báo cáo của 67 thương vụ, chi nhánh thương vụ và văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài và các yêu cầu hỗ trợ của 63 Sở Công Thương/Trung tâm xúc tiến thương mại của 20 hiệp hội ngành hàng.
Do đó, Cục Xúc tiến thương mại đã tổng hợp được 15 trang đề xuất của các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và 6 trang đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp. Những đề xuất, kiến nghị của thương vụ và yêu cầu hỗ trợ xúc tiến thương mại của địa phương rất phong phú, đa dạng từ chính sách, cơ chế đến những hoạt động cụ thể.Bên cạnh đó, các địa phương thống nhất cử đầu mối là Lãnh đạo Sở Công thương tham dự giao ban xúc tiến thương mại hàng tháng với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nêu yêu cầu, trao đổi định hướng hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Theo ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc chia sẻ: Trung Quốc đã có một số điều chính chính sách xuất nhập khẩu, tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đáng lưu ý, trong chính sách nhập khẩu mới Trung Quốc mới ban hành, nước này không nhắc đến việc tạm dừng nhập khẩu đối với những lô hàng thủy hải sản đông lạnh nếu phát hiện Covid-19.
Theo ông Nông Đức Lai, mặc dù Trung Quốc có tín hiệu nới lỏng điều kiện nhập khẩu hàng hóa nhưng thương vụ vẫn khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy hải sản đông lạnh nhâp khẩu cần tập trung quản lý an toàn thực phẩm từ đầu nguồn để tránh bị liệt vào danh sách hạn chế nhập khẩu.
Ngoài ra, với nhóm hàng nông lâm thủy sản tươi sống, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chặt chẽ nhằm giảm thiểu các lô hàng bị phát hiện nhiễm Covid-19.
Liên quan tới xúc tiến thương mại sang thị trường Australia, ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết: Hiện tại, sầu riêng, gạo, mít đông lạnh đã được bày bán ở một số siêu thị tại Australia. Mít đông lạnh đỏ và vàng xuất khẩu sang Australia có bao nhiêu bán hết đến đó. Ngoài ra, quả bơ, gừng đông lạnh cũng đang được tiêu thụ tốt tại thị trường này. Điều đó chứng tỏ nông sản Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để xuất khẩu vào thị trường Australia.
Theo ông Nguyễn Phú Hòa, từ thực tế trên, thương vụ đã định hướng được thị trường, xác định được đường đi và cách tiếp cận, xây dựng thương hiệu cho nông sản đông lạnh Việt nam. Bởi đối tác Australia đánh giá cao hàng hóa của Việt Nam cả về chất lượng và giá thành, đồng thời bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam.
Tuy nhiên, chuỗi cung ứng toàn cầu hiện vẫn bất ổn, giá thành vận chuyển lên cao nên các doanh nghiệp cần chủ động trong kinh doanh, kịp thời kiểm soát chuỗi cung ứng. 
Thời gian tới, thương vụ Việt Nam tại Australia sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình xúc tiến theo kế hoạch hành động đề ra, liên quan tới các ngành hàng có kim ngạch lớn, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công Thương về mở rộng dư địa xuất nhập khẩu cho các ngành hàng của Việt Nam nhất là hàng nông sản.
Như vậy, với nhiều chương trình đã huy động người Việt ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trong nước cùng với cầu nối từ hệ thống các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẽ thúc đẩy hàng Việt đi sâu vào thị trường nước ngoài.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Xử phạt 02 hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, phạt hiện 02 hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xử phạt với số tiền gần 200 triệu động.

Xem chi tiết
2
2
2
3