(CHG) Chiều 4/8 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức Hội nghị truyền thông với chủ đề: "55 ASEAN cùng nhau lớn mạnh". Tại đây, các chuyên gia đã cùng đánh giá lại 27 năm Việt Nam tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế ASEAN và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đến nay, Khu vực thương mại tự do ASEAN trở thành một trong những trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường hàng hoá mạnh nhất.
Phát biểu khai mạc, ông Triệu Minh Long, Vụ trường Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: ngày 8/8/1967, ASEAn được thành lập và là mốc đầu tiên của tiến trình hình thành, phát triển của một tổ chức khu vực được đánh giá là rất hiệu quả và đang phát triển mạnh mẽ.
Quang cảnh Hội nghị Truyền thông ASEAN. Ảnh: TTXVN |
55 năm qua, ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng, trở thành tổ chức đóng vai trò trung tâm trong khu vực. Vai trò trung tâm của ASEAN có nền tảng từ các thành quả hợp tác trong quá trình hình thành, phát triển từ quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài, cũng như thành công của các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực mà Hiệp hội khởi xướng, cung cấp.
Hội nghị tuyên truyền quảng bá ASEAN do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các Bộ Ngoại Giao; Bộ Công Thương; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức nhằm tiếp tục nâng cao hiểu biết, cập nhật tình hình, định hướng phát triển, cơ hội từ quá trình hội nhập ASEAN để cung cấp những thông tin cần thiết cho người dân tổ chức và doanh nghiệp.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập 31/12/2015 với các đặc trưng: Một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, một khu vực phát triển đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả “Sáng kiến liên kết ASEAN”; một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Tham gia ASEAN 27 năm, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực, cùng các nước thành viên ASEAN khác xây dựng nền móng quan trọng để hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đến nay, Khu vực thương mại tự do ASEAN là một trong những trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường hàng hoá mạnh nhất.
Tỷ lệ xoá bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam dành cho các nước ASEAN đạt 98% (các nước ASEAN khác xoá bỏ 98,7% thuế nhập khẩu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
Đồng thời, về ngoại khối, thông qua ASEAN, Việt Nam có điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đối với các đối tác quan trọng khác thông qua việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại (FTA) giữa ASEAN với các đối tác này. Trong số 15 FTA mà Việt Nam đã ký kết, có đến 8 hiệp định thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN.
Trưởng SOM các nước ASEAN cùng Phó Tổng Thư ký ASEAN tham dự hội nghị trực tuyến - Ảnh: BNG
Đáng chú ý, ASEAN đã cùng 5 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào năm 2020, khi Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch ASEAN. Điều này đã tạo ra một khu thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới xét về dân số (khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng) với nhiều tiềm năng, phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Chia sẻ về tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN thành tựu và trọng tâm trong thời gian tới, định hướng hợp tác ASEAN với Việt Nam, theo đại diện Vụ Chính sách đa biên - Bộ Công thương, sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được tuyên bố chính thức hình thành, ASEAN tiếp tục xây dựng Kế hoạch xây dựng Cộng đồng AEC đến 2025 với 5 đặc trưng: Một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; một ASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm và một ASEAN toàn cầu.
Giao thương của các nước ASEAN phát triển mạnh mẽ
Báo cáo đánh giá giữa kỳ Kế hoạch Xây dựng AEC 2025 trong 5 giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) của ASEAN (công bố năm 2021) có 3 bài học chính trong giai đoạn này gồm:
Một là, ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ trong xây dựng AEC nhưng vẫn chưa đủ. ASEAN sẽ phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tập trung vào chất lượng và các biện pháp có tác động lớn, đảm bảo việc thực hiện các hiệp định quan trọng, giải quyết các vấn đề có tính chất xuyên suốt, tăng cường phối hợp liên ngành và liên Cộng đồng.
Hai là, giai đoạn hội nhập kinh tế ASEAB tiếp theo (2021- 2025) đang diễn ra trong một bối cảnh khác. Thế giới đã thay đổi rất nhiều so với năm 2015 khi Kế hoạch Xây dựng AEC 2025 được thông qua. Trong bối cảnh tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp, khó dự đoán, ASEAN cần quan tâm hơn đến các xu thế mới như chuyển đổi kỹ thuật số, phát triển bền vững và bao trùm.
Ba là, ASEAN cần tăng cường sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Để xây dựng thành công AEC, chính phủ các nước ASEAN cần tìm kiếm sự ủng hộ các bên liên quan thông qua các chương trình truyền thông, cơ chế hợp tác và tham vấn hiệu quả.
Đại diện Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã giới thiệu Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN. Một trong nội dung được nhắc đến đó là Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng đến năm 2025.
Mục tiêu của Đề án là thúc đẩy việc thực hiện có hiệu ở cấp quốc gia các mục tiêu của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN đến năm 2025 nhằm đạt được mục tiêu khu vực về xây dựng và có trách nhiệm xã hội.
Thực hiện các Kế hoạch hành động của Bộ, ngành và địa phương đã góp phần nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người dân về cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN và huy động nguồn lực để đảm bảo thực hiện các hiệu quả của mục tiêu đã xây dựng cộng đồng Văn hoá - Xã hội.
Thời gian tới việc ổn định và phục hồi kinh tế sau đại dịch, giảm phụ thuộc và thúc đẩy đa dạng hoá nguồn cung, cùng cố các liên kết khu vực đã được Campuchia- Chủ tịch ASEAN năm 2022 đưa ra chủ đề: "ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức" với 19 sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế cho năm ASEAN 2022 trong nhiều lĩnh vực trọng tâm như nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN; tăng cường kết nối kỹ thuất số, khoa học, công nghệ và tăng trường và phát triển ASEAN hội nhập.
Đồng thời tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN, đặc biệt trong chuyển đổi cơ cấu các nền kinh tế, thích ứng với những bước phục hồi chung của kinh tế khu vực sau đại dịch.
Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam luôn là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh mẽ
Tiếp tục cùng các nước ASEAN khác ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, dựa trên luật lệ, bao trùm và cùng có lợi, nhất là trong thương mại và đầu tư tại khu vực.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Chiến lực truyền thông ASEAN, kinh nghiệm triển khai từ Ban Thư ký ASEAN do ông Tan Ghee Tiong, Trưởng ban Văn hoá - Thông tin, Phòng Cộng đồng Văn hoá Xã hội, Ban Thư Ký ASEAN trình bày và xem giới thiệu về thành tựu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trong quá trình này, Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ và tham gia có trách nhiệm vào các sáng kiến chung tạo thuận lợi thương mại, dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN, củng cố các chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất khu vực.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng
Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ và tham gia có trách nhiệm vào các sáng kiến chung tạo thuận lợi thương mại, dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN, củng cố các chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất khu vực.
Theo chuyên gia, việc tham gia tích cực vào các hoạt động ASEAN, với tiến trình 27 năm hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, có thể khẳng định rằng việc gia nhập ASEAN là một quyết định sáng suốt, kịp thời, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đem lại nhiều lợi ích cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Do vậy, chúng ta cần tiếp tục tăng cường sự phối hợp, hợp tác một cách hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện thành công định hướng hợp tác với ASEAN trong thời gian tới.
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết