Bài 2: Đảm bảo cung ứng hàng hoá, tránh lạm phát cuối năm


(CHG) Để đảm bảo cung ứng hàng hoá, tránh lạm phát cuối năm 2022 và Tết Nguyên Đán năm 2023 sắp tới, các bộ, ngành, địa phương tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường.
Bình ổn giá, đảm bảo cung ứng hàng hoá. Ảnh minh hoạ.
Vẫn còn tình trạng thiếu xăng dầu
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội bình quân 1 tháng khoảng 146.500m3. Trong đó, nhu cầu xăng khoảng 97.500m3, dầu khoảng 48.750 m3. Hiện 73% nguồn hàng xăng dầu cung cấp cho thị trường Hà Nội là từ các doanh nghiệp đầu mối và các công ty thành viên, 27% nguồn hàng từ các thương nhân phân phối.
Theo Sở Công thương Hà Nội, thời gian qua, việc lấy hàng của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, thời gian kéo dài hơn, cung đường xa hơn dẫn đến 06 cửa hàng xăng dầu bị khan hàng ở một số thời điểm, phải chờ nhập hàng mất 5-7 giờ mới có hàng bán.
Nhằm hỗ trợ bảo đảm nguồn cung xăng, dầu tại Thủ đô, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản số 11406/VP-KTN ngày 1/11/2022 thông báo ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Hà Minh Hải. Trên cơ sở văn bản của Sở Công thương Hà Nội, thành phố chấp thuận nguyên tắc đề xuất của Sở Công thương về khung giờ vận chuyển xăng dầu của các xe xitec (xe bồn chở chất lỏng, nhiên liệu) tại khu vực nội thành.
Thành phố giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Công an Thành phố nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện; kiểm soát về số lượng xe, lộ trình, khung giờ vận chuyển và thời gian thực hiện, bảo đảm không gây ùn tắc giao thông; hoàn thành trước ngày 4/11/2022.
Thành phố cũng giao Quỹ đầu tư và phát triển thành phố nghiên cứu, xem xét đề xuất của Sở Công thương về việc cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vay vốn ưu đãi lãi suát thấp theo đúng quy định hiện hành; báo cáo UBND TP trước ngày 8/11/2022…
Còn tại TP. HCM, tình trạng thiếu xăng vẫn xảy ra. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường TP. HCM cho biết, TP. HCM có 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu trên tổng số 34 doanh nghiệp đầu mối của cả nước. TP. HCM hiện có 29 cửa hàng bán lẻ và 550 cửa hàng xăng dầu; qua công tác kiểm tra, xử lý và theo dõi tình hình thực tế thị trường xăng dầu trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thiếu nguồn cung xăng dẫn tới một số cửa hàng không có xăng để bán.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, trong 3 ngày gần đây, số lượng các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thiếu hụt nguồn hàng có giảm đi. Cụ thể, ngày 3/11 có 65 cửa hàng thiếu hụt xăng, ngày 2/11 có 87 cửa hàng và ngày 1/11 có 111 cửa hàng.
Theo thống kê của Cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, năm 2022, đoàn liên ngành đã kiểm tra 12 doanh nghiệp, lấy đột xuất 89 mẫu xăng dầu các loại dể giám định đánh giá chất lượng. Kết quả, có 88 mẫu đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; 1 mẫu chưa đảm bảo nhưng không do pha trộn mà do quá trình vận chuyển, bảo quản không đảm bảo. Chưa phát hiện dấu hiệu pha trộn trái phép hoặc xăng dầu giả trên địa bàn.
“Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý”, ông Nguyễn Tiến Đạt thông tin thêm.
Ảnh minh hoạ.
Kiểm soát lạm phát trong khoảng 4% là khả thi
Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 25/10/2022 về kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022, có một số nội dung quan trọng như sau:
Trong 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10 năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát, nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban chỉ đạo cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương đã kiểm soát được tình hình và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp. Hiện nay, cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. 
CPI tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. Bình quân 9 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2022. Trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế-xã hội – chính trị thế giới còn nhiều phức tạp, lạm phát ở một số nước tiếp tục có xu hướng tăng cao, hình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng chiến lược nhất là xăng dầu còn nhiều biến động phức tạp, khó lường.
Trong nước, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết thời hạn vào cuối năm. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tăng cường hơn. Quý IV là thời gian cao điểm chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu lễ Tết cuối năm, thiên tai, dịch bệnh… Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các địa phương.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.
Dự tính, nếu không có gì bất thường thì công tác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao trong khoảng 4% là có tính khả thi. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vừa phải, đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao, cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

 
 
Đảm bảo cung ứng hàng hoá, tránh lạm phát cuối năm. Ảnh minh hoạ.
Tập trung theo dõi để có những giải pháp ứng phó phù hợp
Trong những tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng tập trung theo dõi diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo nguồn cung, cân đối cung cầu trong nước.
Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý tại từng thời điểm để có biện pháp điều hành phù hợp; chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên Đán năm 2023. Ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung-cầu thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát tình hình thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế để thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ổn định, hiệu quả; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn còn biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3