(CHG) Sau khi 13 xã, phường sáp nhập vào TP Huế (Thừa Thiên – Huế) từ ngày 1/7/2021 theo Nghị quyết số 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương này đã và đang tăng cường công tác thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với các tour, tuyến du lịch khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt.
Là địa phương vừa sáp nhập vào TP Huế, phường Hương An cách trung tâm TP Huế khoảng hơn 10km có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp công nghệ cao khi địa bàn phường có gần 740ha đất nông nghiệp trong tổng số 1.100ha diện tích tự nhiên.
Bà Nguyễn Thị Xuyến, Chủ tịch UBND phường Hương An cho biết, với truyền thống chuyên canh sản xuất cây hành lá cho giá trị kinh tế cao nên trong những năm qua, người dân ở Hương An đã nỗ lực mở rộng diện tích loại cây trồng này lên đến gần 100ha, trong đó có 176 hộ tham gia trồng theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích hơn 16ha.
“Hiện Hương An đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho hành lá để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc áp dụng tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc, đồng thời đăng ký sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm). Từ đó giúp nông sản của địa phương có đầu ra ổn định và đứng vững trên thị trường”, bà Xuyến cho hay.
Đặc biệt, với nhiều lợi thế về nông nghiệp nên thời gian qua, có không ít doanh nghiệp đã tìm đến Hương An để đầu tư xây dựng trang trại trồng dưa lưới, dưa lê trong nhà kính và kết hợp hình thành các tour, tuyến tham quan du lịch.
Theo đánh giá của Phòng Kinh tế TP Huế, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh COVID-19 nhưng mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch trải nghiệm tại Hương An đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, mua sản phẩm tại vườn, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Với triển vọng này, thời gian tới, TP Huế sẽ làm đầu mối liên kết giữa phường Hương An và các đơn vị doanh nghiệp để hình thành vùng quy hoạch có tổng diện tích khoảng 5.000ha, tạo thành chuỗi giá trị nông sản cung cấp ra thị trường.
Trong khi đó, những năm qua, Hương Vinh được biết đến là một trong số “vựa lúa” lớn của thị xã Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) khi địa phương này có diện tích đất trồng lúa hơn 330ha. Sau khi sát nhập vào TP Huế, phường Hương Vinh tiếp tục tận dụng lợi thế do thiên nhiên ưu đãi để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng mở rộng mô hình trồng lúa chất lượng cao tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bà Nguyễn Thị Hồng Oanh, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Vinh cho biết thêm, với lợi thế về diện tích trồng lúa lớn, nhiều năm qua, phường đã liên kết với Công ty CP Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế vận động người dân triển khai mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, đưa các giống lúa mới và ứng dụng KHKT vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng lúa và tạo ra sản phẩm có thương hiệu phục vụ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, phường cũng chú trọng xây dựng các tuyến du lịch tham quan, trải nghiệm ở phố cổ Bao Vinh, chợ Bao Vinh, cảng thị Thanh Hà để thu hút du khách.
Ngoài Hương An và Hương Vinh, tại các địa phương vừa sáp nhập vào TP Huế gồm các xã Hương Thọ, Thủy Bằng, Phú Mậu, Phú Thanh, hiện TP Huế cũng đang vận động và hướng dẫn cho người dân thực hiện chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng KHKT. Bên cạnh đó, TP Huế còn đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp xanh kết hợp tổ chức tour, tuyến du lịch trải nghiệm nhằm phục vụ du khách tham quan và mua sắm, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND TP Huế khẳng định, với định hướng phát triển mô hình nông nghiệp trong đô thị, đồng thời tạo ra nhiều mô hình nông nghiệp sạch kết hợp phục vụ khách tham quan, TP Huế yêu cầu các xã, phường mới sáp nhập phải tận dụng khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh lĩnh vực nông nghiệp của địa phương.
Bên cạnh đó, để tránh lãng phí quỹ đất, TP Huế sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã, phường tăng cường quản lý đất đai, thu hút đầu tư, kêu gọi các dự án, mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp ứng dụng KHKT vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa loại hình du lịch nhằm phục vụ du khách.
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết