Đà Nẵng: Các làng hoa thấp thỏm vụ Tết


(CHG) Dịch Covid - 19 vẫn diễn biến phức tạp, những người trồng hoa Tết tại TP. Đà Nẵng chủ động giảm lượng hoa xuống giống. Dù vậy, những áp lực về chi phí sản xuất và đầu ra khiến những người trồng hoa luôn trong tâm trạng thấp thỏm.

Giảm số lượng, e dè xuống giống

Trong thời gian TP. Đà Nẵng áp dụng "ai ở đâu ở yên đó" để chống dịch Covid - 19 (giữa tháng 8/2021 đến giữa tháng 9/2021) cũng là thời điểm các hộ dân trồng hoa bắt đầu xuống giống cho vụ hoa Tết - vụ làm ăn chính của cả năm, đã gây nhiều khó khăn cho các làng hoa trên địa bàn thành phố.

Đà Nẵng: Những làng hoa thấp thỏm vụ Tết
Năm nay, các hộ trồng hoa Tết tại Đà Nẵng đều giảm số lượng hoa Tết

Theo ông Lý Phước Dạng, Tổ trưởng Tổ hợp tác hoa Dương Sơn (thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang), dịch bệnh đã gây ra khó khăn trong việc chăm sóc các chậu hoa, vì nhiều hộ trồng hoa không sống tại địa bàn xã nên không thể trực tiếp chăm sóc được.

Năm nay, số lượng chậu giống gieo trồng tại làng hoa Dương Sơn giảm khoảng 2.500 chậu so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn có 12.500 chậu trên diện tích 4,5 ha, trong đó có 1,5 ha trồng hoa lan công nghệ cao.

Làng hoa Nhơn Thọ (xã Hòa Phước) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ông Phạm Hưng, đại diện làng hoa Nhơn Thọ cho biết: Làng hoa gieo giống chỉ bằng 50% số lượng chậu năm 2020 trên diện tích 3 hécta, tầm khoảng 3500 chậu nhưng làng hoa vẫn chưa có phương án tiêu thụ, 15 hộ gia đình là thành viên của làng hoa đều dựa vào vụ hoa lần này.

Cũng theo ông Hưng, khi dịch Covid-19 bùng phát, giá hoa cúc phục vụ cúng lễ giảm mạnh. So với cùng kỳ năm ngoái, giá mỗi gốc hoa cúc dao động mức 9.000 - 10.000 đồng. Thế nhưng, thị trường hiện nay giá hoa loại này rớt xuống thấp chỉ còn hơn 5.000 đồng/gốc. Ngoài ra, thời tiết ở thời điểm hiện tại có mưa lớn, dễ gây sâu bọ, tiêu tốn chi phí nhiều hơn mọi năm, nếu hoa nở sau Tết hoặc không bán được người trồng hoa nhiều khả năng sẽ lỗ vốn.

"Hiện nếu bán với giá từ 300-400.000 đồng/cặp chậu hoa cúc thì những người trồng hoa như tôi không có lời. Cả 1 chậu hoa chăm ròng rã 6 tháng trời mà giờ đem cắt lẻ cành rồi bán thì đau lòng lắm", ông Hưng nói.

Nỗi lo chi phí trồng hoa tăng mà vẫn “tắc” đầu ra

Một trong những áp lực của người trồng hoa Tết tại TP. Đà Nẵng hiện tại chính là chi phí vật tư nông nghiệp đang tăng rất mạnh. Trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, dễ sinh ra sâu bệnh trong khi giá các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân đạm đều tăng. “Chi phí chăm sóc một chậu hoa cúc rơi vào tầm 150-200 ngàn đồng, tăng hơn so với trước. Nếu vẫn bán giá cũ, người dân coi như không có lãi”, ông Hưng nói.

Đà Nẵng: Những làng hoa thấp thỏm vụ Tết
Chi phí trồng, chăm sóc tăng cùng với dịch Covid - 19 vẫn diễn biến phức tạp, người dân trồng hoa Tết tại Đà Nẵng đang chăm sóc hoa trong trạng thái thấp thỏm đợi chờ

Cùng với đó, dịch Covid – 19 mặc dù đã có tín hiệu tích cực được khống chế nhưng cả năm ròng dịch bệnh, thu nhập của nhiều người dân giảm, đầu ra của hoa chưa có lại khiến vụ hoa Tết năm nay thêm “khó chồng khó”.

Vào thời điểm này các năm trước, người trồng hoa không quá lo lắng về vấn đề đầu ra vì các thương lái tại các tỉnh thành khác đặt hàng. Nhưng năm nay, các hộ dân chỉ biết chờ đợi và hi vọng dịch Covid – 19 sẽ được khống chế tốt trước dịp Tết để tăng thêm hi vọng về sức tiêu thụ hoa.

“Hoa cũng đã xuống giống, đang trong thời kỳ phát triển, tuy nhiên, 21 hộ trồng hoa của tổ hợp tác đều thấp thỏm đầu ra khi dịch Covid – 19 vẫn còn phức tạp. Chúng tôi kỳ vọng dịch sẽ được khống chế tốt để việc tiêu thụ hoa Tết cũng thêm phần hi vọng hơn”, ông Dạng cho hay.

Theo ông Phạm Hưng, trên địa bàn huyện có dịch nên không có thương lái đến đặt hàng, chủ yếu là làng hoa tự tìm kiếm đầu ra. “Tôi mong muốn chính quyền có thể hỗ trợ được điểm bán tại chỗ để người trồng hoa thuận tiện tiêu thụ.” Ông Phạm Hưng tâm sự.

“Trước tình hình dịch bệnh này rất mong ngành chức năng tìm hướng hỗ trợ, giải quyết cho đầu ra cho các làng hoa, bên cạnh đó, nếu như thành phố có triển khai trang trí đường hoa thì có thể liên hệ với các làng hoa để phần nào tiêu thụ bớt số lượng hoa Tết”, ông Dạng bày tỏ.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3