(CHG) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, các doanh nghiệp, địa phương đã và đang gấp rút chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng.
Hội nghị Công tác chuẩn bị Tết và Bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý mão 2023.
Ngày 8/12, Bộ Trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Công tác chuẩn bị Tết và Bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý mão 2023.
Phát biểu tại hội nghị, Tổ Điều hành thị trường trong nước - Bộ Công thương cho biết, ước tính dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tăng khoảng 7-10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tập trung chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống/thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường... Do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên giá các mặt hàng thiết yếu năm nay tăng nhẹ so với năm trước.
Kinh tế từng bước được phục hồi sau đại dịch Covid-19, nên người dân có xu hướng tăng chi tiêu cho mua sắm Tết. Ước tính, nhu cầu sẽ tăng khoảng 4-7%. Các mặt hàng đặc sản vùng miền, hàng hóa chất lượng cao vẫn được người dân quan tâm mua sắm và tiêu dùng. Ngoài ra, các kênh phân phối trên cả nước cũng đã chuẩn bị nguồn hàng hóa tiêu dùng thiết yếu dự trữ đảm bảo cho dịp Tết.
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội thông tin, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.500 tỷ đồng (tăng 15% so với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021). Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết, tăng trung bình từ 15%-30% so với kế hoạch Tết 2022. Các doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.
Tại TP. Hồ Chí Minh, dự báo nguồn hàng tăng khoảng 2-3 lần so với các tháng bình thường. Thành phố cũng đã ký kết 600 biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp bình ổn thị trường cam kết trước và sau Tết không điều chỉnh tăng giá bán với hàng hóa thiết yếu. Đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để người dân được mua hàng hóa với giá ổn định.
Đối với tình hình kiểm soát giá, bà Phùng Ánh Ngọc, đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, phối hợp với Bộ Công thương quản lý, điều hành đối với mặt hàng xăng dầu theo quy định. Đồng thời đề xuất các giải pháp để ổn định thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô.
Để bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc bộ, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội ngành hàng bảo đảm cân đối cung, cầu mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá cả; theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi pham pháp luật về giá. Sở Công thương và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết