(CHG) Ngày 8/7, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo có sự đều chỉnh tăng giảm trái chiều ở các mặt hàng. Cụ thể, giá lúa tươi tăng 50 đồng/kg, các mặt hàng nếp giảm 1.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại An Giang, lúa tươi OM 5451 được điều chỉnh tăng 50 đồng/kg lên mức 6.100 – 6.150 đồng/kg. Trong khi đó, với mặt hàng nếp Long An tươi, giá giảm 100 đồng/kg xuống còn 6.100 – 6.200 đồng/kg.
Đối với các mặt hàng khác, giá đi ngang, cụ thể lúa tươi IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 5.500 – 5.650 đồng/kg; lúa Nàng hoa 6.400 – 6.500 đồng/kg; Đài thơm 8 6.000 – 6.200 đồng/kg; lúa tươi OM 18 5.800 – 5.900 đồng/kg; nếp An Giang tươi 5.700 – 5.900 đồng/kg.
Các mặt hàng lúa khô, IR 504 6.500 đồng/kg; nếp An Giang 7.700 – 7.800 đồng/kg; nếp Long An 7.700 đồng/kg.
Đối với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.850 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.700 – 8.750 đồng/kg; cám khô 9.200 – 9.250 đồng/kg.
Ngày 8/7 giá lúa gạo biến động trái chiều, giá lúa tươi tăng 50 đồng/kg |
Giá gạo tại chợ lẻ cụ thể như sau: giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Đối với gạo xuất khẩu Việt Nam, hiện giá chào bán gạo xuất khẩu chững lại và đi ngang. Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 418 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn, gạo 25% tấm giữ nguyên mức 403 USD/tấn.
Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ ba động lực từ thị trường Philippines, Trung Quốc và EU.
Thời gian tới dự kiến xuất khẩu gạo sang châu Âu tăng mạnh nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Sản lượng xuất khẩu gạo dự kiến sẽ tăng song giá xuất khẩu trong thời gian tới có thể đi ngang, ngược lại với xu hướng toàn cầu.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết