Giá tiêu ngày 1/7: Giá tiêu trong nước dao động khoảng 69.000- 72.000 đồng/kg


(CHG) Ngày 1/7, giá tiêu trong nước có xu hướng đi ngang, dao động trong khoảng 69.000- 72.000 đồng/kg. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp thị trường trong nước duy trì ổn định.

Cụ thể, tại Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu ở mức 69.000 đồng/kg - mức thấp nhất thị trường. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu được thu mua với mức 70.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu được thu mua với mức 71.000 đồng/kg. Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu ở mức 72.000 đồng/kg.

Mức giá hồ tiêu hiện tại là đang thấp. Việt Nam là 1 trong 4 nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới, chiếm hơn 90% thương mại toàn cầu. Trong đó, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 50% lượng tiêu thụ toàn cầu.

Giá tiêu trong nước  ngày 1/7 dao động khoảng 69.000- 72.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước ngày 1/7 dao động khoảng 69.000- 72.000 đồng/kg

Điều này cho thấy giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của ngành hàng này trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, hiện thị trường hồ tiêu trong nước được đánh giá đang phụ thuộc nhiều vào các đơn vị xuất khẩu hồ tiêu, những doanh nghiệp FDI. Một khi các đơn vị này chủ động hạ giá thu mua thì giá tiêu trong nước lại trượt theo trên diện rộng, bất chấp sản lượng giảm, tâm lý giữ hàng cao hay tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc.

Dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng do sản lượng giảm và chi phí vận chuyển tăng cao, cho dù Việt Nam bước vào vụ thu hoạch rộ, giúp nguồn cung dồi dào, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu thế giới IPC cho biết, hiện tại Brazil là quốc gia duy nhất có nguồn cung tăng. Còn các quốc gia khác đều trong tình trạng khan hàng. Trong khi đó tin tức về vụ mới của Việt Nam không mấy khả quan.

Năm 2022, sản lượng của Việt Nam giảm 10-15% so với năm trước xuống còn 200.000 tấn; sản lượng của Ấn Độ dự kiến giảm xuống còn 60.000 tấn; Indonesia là 50.000 tấn; riêng Brazil tăng 10-15% lên mức 105.000 tấn.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3