Giá tiêu ngày 23/5: Giá tiêu trong nước ổn định, nguồn cung nhiều hơn cầu


(CHG) Ngày 23/5, giá tiêu tại thị trường trong nước duy trì ổn định trong phiên đầu tuần, giao dịch dao động quanh mức 72.000 – 75.500 đồng/kg. Xuất khẩu tiêu giảm do nguồn cung nhiều hơn cầu.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông hôm nay đứng ở mức 73.500 đồng/kg. Tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu đang được thương lái thu mua ở mức 75.500 đồng/kg, mức cao nhất thị trường.

Tại Bình Phước giá tiêu neo ở 74.000 đồng/kg; tại Đồng Nai 72.500 đồng/kg và giá tiêu tại Gia Lai hôm nay tiếp tục giữ mức thấp nhất thị trường 72.000 đồng/kg.

Trong tuần qua, giá tiêu đã sụt giảm 500 – 1000 đồng/kg. Trong khi tuần trước đó, giá tiêu mất 3.500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 3.000 đồng/kg ở vùng Đông Nam Bộ.

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đứng ở mức thấp

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đứng ở mức thấp

Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành, thị trường hồ tiêu đang chứng kiến cung nhiều hơn cầu. Các thương lái trả giá thấp hơn giá tham khảo trên mạng nhằm kéo thị trường đi xuống. Trong khi nông dân vẫn có tâm lý găm hàng, còn các nhà xuất khẩu đã đủ hàng cho tháng sau.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng sụt giảm. Tuần trước, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm đồng loạt 50 USD/tấn, tương ứng với 4.100 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.900 USD/tấn với tiêu trắng.

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định, thị trường tiếp tục diễn biến khá tiêu cực, không có nơi nào được báo cáo tăng. Giá tiêu Ấn Độ vẫn âm kể từ tuần trước. Ở Đông Nam Á, do đồng Rupiah của Indonesia suy yếu so với Đô la Mỹ, ghi nhận mức giảm giá 1%, nên giá tiêu của Indonesia đã phản ứng tiêu cực trong tuần này.

Xuất khẩu hồ tiêu những tháng vừa qua có phần sụt giảm do lạm phát toàn cầu gia tăng vượt mức, trong bối cảnh Trung Quốc thắt chặt các cửa khẩu biên giới ở phía Bắc vì dịch bệnh Covid-19 lây lan.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3