Giải pháp gỡ bớt gánh nặng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu


(CHG) Tại cuộc họp giao ban của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) mới đây, ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã đề xuất với Ban IV thông tin đến Chính phủ về việc chỉ đạo miễn, giảm phí hạ tầng cảng biển cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phần nào giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp trong thời điểm tình hình xuất nhập khẩu ảm đạm như hiện nay.
Giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp
Tính đến 31/12/2022, TPHCM đã thu ngân sách trên 1.900 tỷ đồng từ phí hạ tầng cảng biển. Dự kiến năm 2023, số thu sẽ đạt khoảng 3.000 tỷ đồng.
Đường vào cảng Cát Lái TPHCM. Ảnh: T.H

TPHCM bắt đầu triển khai việc thu phí hạ tầng cảng biển từ 0 giờ ngày 1/4, mức thấp nhất 15.000 đồng mỗi tấn, cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet. Quy trình thu phí triển khai qua hệ thống điện tử, không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội phản ứng vì cho rằng có sự phân biệt đối xử, loại phí này thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp, nhất là sau đại dịch.
Tại kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM khóa X ngày 25/6/2021 đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 10 của HĐND thành phố về thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/8/2022.
Theo đó, TPHCM miễn thu phí với các loại hàng hóa gồm: hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng; đảm bảo an sinh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; gửi kho ngoại quan; quá cảnh; ra vào cảng bằng các tuyến đường thuỷ theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy. Hàng xuất, nhập khẩu chở bằng đường thuỷ được giảm 50% mức phí. Ngoài ra, mức phí hàng hóa xuất, nhập khẩu mở tờ khai tại TPHCM hay địa phương khác cũng được điều chỉnh cùng một mức thu.
Mục đích sửa đổi nghị quyết nhằm hỗ trợ hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy. Đồng thời, khuyến khích vận tải đường thủy nội địa phát triển và đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tồn kho lớn, XNK vẫn khó khăn
Trình bày về tình hình kinh tế vĩ mô, doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đã nêu ra những điểm bất cập và đáng chú ý hiện nay của nền kinh tế.
Theo dự báo, tình hình kinh tế năm nay sẽ ít tích cực hơn các năm trước, điều này cũng dễ hiểu do nền kinh tế đang gượng dậy phục hồi sau dịch Covid-19 cùng với đó là tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đang tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Một bức tranh khá ảm đảm của nền kinh tế Việt Nam khi nợ xấu tại các ngân hàng đang gia tăng và theo thống kê trong vòng 5 năm gần đây giai đoạn (2019-2023) lĩnh vực công nghiệp - xây dựng lần đầu tiên tăng trưởng âm (-0,4%).
Tuy nhiên, bên cạnh những dự báo tiêu cực, nền kinh tế vẫn có vài điểm sáng, điển hình là tỉ lệ lạm phát đã giảm từ 7,6% (năm 2022) xuống còn 5,2% (năm 2023) và được dự đoán sẽ giảm còn 3,2% vào năm 2024, tiêu dùng trong nước tăng trưởng tích cực và hứa hẹn từ Chính phủ về việc đầu tư công sẽ được đẩy mạnh chưa từng có trong năm nay.
Về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian tới, TS. Cấn Văn Lực cho biết, việc giảm cả lượng và giá đã dẫn tới kim ngạch xuất khẩu giảm. Trong đó ngành gỗ đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm đến 28,7%.
Trong các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam có Hàn Quốc đã sụt giảm kim ngạch nghiêm trọng so với cùng kỳ năm trước khi giảm từ -7,1% xuống còn -26,8%. Hơn nữa, năm sau (2024) cũng là năm áp thuế tối thiểu toàn cầu, do đó dự đoán tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ không khả quan trong thời gian tới.
Cập nhật từ phía Ban IV, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban IV cho biết, hiện tồn kho bán lẻ ở Mỹ đã đạt 740 tỷ USD, điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu thêm hàng hóa của Mỹ đang giảm vì lượng hàng tồn kho trong hệ thống bán lẻ hiện tại của họ đang ở mức báo động.
Một dự đoán cho Việt Nam rằng nếu con số tồn kho 740 tỷ USD này giảm thì Việt Nam mới có cơ hội tăng xuất khẩu cho thị trường Mỹ, do đó biện pháp ngắn hạn cho các nhà sản xuất nước ta là phải xoay sang phát triển thị trường tiêu dùng trong nước trong giai đoạn tình hình xuất khẩu ảm đạm như hiện nay.
 

Nguồn: Theo haiquanonline.com.vn

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3