Giải quyết các điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán


(CHG) Mặc dù Việt Nam đang có nhiều cơ hội để nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK), nhưng đây là vấn đề hết sức khó khăn, để đạt được mục tiêu nâng hạng đòi hỏi phải có sự chủ động, tích cực và tiếp cận giải quyết vấn đề theo hướng quyết liệt, toàn diện và hiệu quả hơn nữa.
Xem xét gỡ quy định phải ký quỹ 100% tiền trước khi mua chứng khoán
Thời gian vừa qua, TTCK Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện các tiêu chí nhằm thỏa mãn các điều kiện của một thị trường mới nổi. Tuy nhiên, hiện vẫn có một số trở ngại cần tập trung giải quyết, tháo gỡ nhằm khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trong thời gian tới, trong đó quan trọng nhất là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding); giới hạn sở hữu của NĐTNN.

Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ có thêm nhiều NĐTNN đến với Việt Nam. Ảnh: ST
 
Theo ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), giải pháp căn cơ và lâu dài đối với vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch là triển khai cơ chế bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), khi đó các văn bản pháp lý không yêu cầu NĐT phải ký quỹ trước khi giao dịch, đồng thời VSDC là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho các giao dịch của NĐT. Với cơ chế CCP sẽ không có việc huỷ giao dịch khi NĐT mất khả năng thanh toán.
Cũng theo ông Nguyễn Sơn, hiện tại có một số lý do khiến cho cơ chế này chưa được triển khai như: cơ chế CCP đang được xây dựng gấp với hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch (KRX), tuy nhiên, hệ thống KRX hiện chưa đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, pháp luật chứng khoán và pháp luật ngân hàng có một số nội dung chưa đồng nhất, cần phải bổ sung sửa đổi. Theo đó, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán cần được cho phép làm thành viên bù trừ, kết nối với hệ thống bù trừ thanh toán của VSDC để nhận thông báo về nghĩa vụ thanh toán của NĐT và thực hiện thanh toán giao dịch cho NĐT là khách hàng của mình trực tiếp với VSDC. Trường hợp NĐT không đủ tiền hoặc chứng khoán để thanh toán giao dịch của mình, trách nhiệm thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ được chuyển sang công ty chứng khoán nơi NĐT đặt lệnh.
Ông Sơn cho biết, để đảm bảo mục tiêu nâng hạng thị trường vào năm 2025, giải pháp trước mắt là VSDC đang cùng UBCKNN đề xuất, kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Thông tư 120/2020/TT-BTC gỡ bỏ quy định NĐT phải ký quỹ 100% tiền trước khi mua chứng khoán, thay vào đó cho phép công ty chứng khoán (CTCK) được quyền chủ động quy định NĐT của mình có phải ký quỹ hay không cần kỹ quỹ, tỷ lệ ký quỹ đối với từng NĐT căn cứ vào đánh giá tín nhiệm của CTCK đối với từng NĐT đó cũng như tỷ lệ ký quỹ cho từng chứng khoán căn cứ vào mức độ rủi ro của từng chứng khoán. Trường hợp NĐT không đủ tiền để thanh toán giao dịch, CTCK sẽ phải thực hiện thanh toán cho NĐT, áp dụng cả trường hợp NĐT mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký và chỉ đặt lệnh tại CTCK.
Giảm bớt số lượng ngành nghề hạn chế sở hữu của NĐTNN
Liên quan giải pháp về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Công ty Saigon Ratings cho rằng cần xem xét áp dụng mô hình chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá tác động của mô hình này lên cơ cấu sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp niêm yết cũng cần phải được chuẩn bị kiến thức một cách đầy đủ và chi tiết để có thể hiểu và áp dụng các thay đổi này.
"Cần từng bước mở rộng và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế sở hữu nước ngoài đối với những ngành thực sự liên quan đến an ninh quốc gia. Ngay cả đối với một số lĩnh vực có tính chất nhạy cảm như tài chính – ngân hàng vẫn có thể xây dựng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho từng đối tượng cụ thể, tránh cào bằng. Ví dụ, hiện nay có mở rộng và khuyến khích NĐTNN đầu tư vào các tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng nhận chuyển giao; còn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần khác, chưa nên điều chỉnh tổng mức sở hữu cổ phần của các NĐTNN vượt giới hạn 30% vốn điều lệ", ông Phùng Xuân Minh đề xuất.
Về tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN, ông Đặng Hồng Quang, Giám đốc, Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội, Quỹ đầu tư VinaCapital cho biết, hiện tại, theo Luật Đầu tư và Nghị định 31/2021/NĐ-CP, có 25 ngành nghề NĐTNN chưa được tiếp cận thị trường và 59 ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. “Chúng tôi kiến nghị giảm bớt số lượng ngành nghề ở trong danh sách này đối với những ngành nghề không nhất thiết phải hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐTNN. Ngoài ra, việc phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết cũng sẽ giúp NĐTNN có thể đầu tư vào những doanh nghiệp đã chạm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN”, ông Đặng Hồng Quang kiến nghị.
Ngoài hai trở ngại lớn nêu trên, đại diện VinaCapital cho biết còn một số vấn đề khác cũng cần giải quyết để TTCK Việt Nam được nâng hạng như: thủ tục đăng ký mở tài khoản mới cho NĐTNN còn tốn nhiều thời gian; một số thông tin về doanh nghiệp, các quy định về pháp lý không có sẵn bằng tiếng Anh; và một số hạn chế về mức độ tự do hóa trên thị trường giao dịch ngoại hối. “Nếu giải quyết được tất cả những vấn đề nêu trên, TTCK Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng. Đây sẽ là bước ngoặt quan trọng của TTCK Việt Nam và là một trong những động lực phát triển về lâu dài cho các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời góp phần vào việc mang thêm nhiều NĐTNN đến với Việt Nam" ông Quang nhấn mạnh.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, không như nhiều thị trường khác, việc Việt Nam chưa được nâng cấp lên thị trường mới nổi không phải do các yếu tố Để quy quy mô và thanh khoản mà chủ yếu do các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cân thị trường của NĐTNN. Trong đó, một trong những vấn đề quan trọng cần cải thiện chính là tăng cương quyền tiếp cận thông tin một cách công bằng và minh bạch cho NĐTNN, cũng như khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh và nâng cao chất lượng thông tin công bố của các doanh nghiệp trên thị trường. Để một TTCK phát triển bền vững, đó phải là một TTCK thực sự “khỏe mạnh”, minh bạch, đảm bảo công bằng cho tất cả nhà đầu tư tham gia trên thị trưởng. Với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát TTCK, Uỷ ban Chứng khoán đã đang và sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt, ổn định, minh bạch của thị trường củng cố niềm tin của cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nền tảng cho công tác nâng hạng của TTCK Việt Nam.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3