Ngất ngây hoa Nam Phong xưa và nay - dùng dằng khó quên


(CHG) Làng hoa Nam Phong cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 3km. Những ngày cuối năm, nhiều nhà vườn tại đây luôn bận rộn chăm sóc các loài hoa, cây cảnh dể phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh đến mua chơi tết. Người mua, người bán…du xuân, nô nức, chìm đắm, say mê. Đến với hoa Nam Phong từ xưa và nay làm cho người ta đọng lại cảm giác ngất ngây, dùng dằng khó quên. 

Truyền thống lưu truyền
Nam Định là tỉnh phía Nam châu thổ sông Hồng, một trong những tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ. Với tài nguyên, thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên đất phù sa, cho nên Nam Định là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nổi tiếng như: Nem nắm Giao Thủy, bánh nhãn và gạo tám xoan Hải Hậu nức tiếng cả nước. Lợi thế đó cùng với việc chủ động hình thành và phát triển cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, nhiều làng nghề đang đổi mới từng ngày, trong đó có làng nghề trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Phong.

Người dân làng nghề Nam Phong đang chăm sóc hoa lý trồng trên chậu.

Chia sẻ với chúng tôi về việc phát triển nghề trồng hoa cây cảnh tại xã Nam Phong, ông Nguyễn Văn Dân, chủ tịch UBND xã tâm sự: Nghề trồng hoa của xã Nam Phong có từ lâu đời nay. Tuy nhiên, để mở rộng thành một làng nghề cho thu nhập cao như bây giờ là công rất lớn của cụ bà Trần Thị Chính ở xóm Mỹ Tiến 2, thôn Phù Long 2. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, cụ Trần Thị Chính là người khôi phục lại nghề trồng hoa của cha ông để lại. Từ những mảnh ruộng nhỏ của gia đình, cụ trồng hoa cung cấp cho người dân trong làng, trong xã vào những dịp ngày đầu tháng hoặc ngày rằm. Sau đó, Cụ Chính đã mở rộng việc trồng hoa không chỉ của gia đình mình, mà còn hướng dẫn người dân trong thôn, trong xã phát triển nghề. Thời đó, hoa của thôn Phù Long không chỉ cung cấp cho những xã xung quanh, mà đã được người dân lựa chọn mỗi dịp Tết đến, xuân về.


Người dân đến tân vườn mua và chọn hoa về chơi tết.

Ngày nay, bên cạnh những giống hoa truyền thống như: Hoa cúc, Hoa thược dược, Hoa hồng, Hoa loa kèn trắng, người dân nơi đây còn chủ động mang về những giống hoa cao cấp, có giá trị kinh tế cao: Hoa lý, Hoa cát tường, Hoa phi yến…làm phong phú thêm các loài hoa, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Chúng tôi đến thăm vườn hoa của gia đình chị Phạm Thị Hoa, một trong những hộ trồng hoa mạnh dạn, tiên phong đưa những giống hoa mới lạ, năng suất và kinh tế cao về trồng. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Nam Định chủ động ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng nhà kính, nuôi trồng Hoa lan hồ điệp công nghệ cao, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Nói đến những khó khăn, vất vả của nghề, chị Hoa cho hay: “Năm nay, thời tiết không thuận lợi lắm, mưa kéo dài nên người dân trồng hoa ươm cây giống rất khó khăn. Tuy nhiên, do gia đình chủ động trồng hoa công nghệ cao trong nhà kính nên phần nào đã chủ động được việc sản xuất cây giống hoa các loại và cung cấp cho người dân để kịp thời trồng vụ hoa Tết”.


Mô hình trồng hoa Lan Hồ Điệp của chị Phạm Thị Hoa .
Nhìn vườn Hoa lan hồ điệp với hơn 30.000 cây đang khoe sắc chờ xuân được người dân trong và ngoài tỉnh Nam Định đến tham quan và mua về chơi Tết, hứa hẹn một mùa hoa thắng lợi, bội thu, niềm vui của chị Hoa dường như được nhân lên gấp bội khi đã chọn cho mình được hướng đi mới, thành công.
Tô điểm mùa xuân
Trong những năm gần đây, người dân tại làng nghề trồng hoa Nam Phong không chỉ trồng những vườn hoa để cắt cành, cung ứng ra thị trường vào mỗi dịp tết. Việc đa dạng trồng các loài hoa, nhất là các giống hoa cao cấp, người dân đã chủ động trồng vào chậu như: Tuylip, Hoa ly, Hoa cát tường, Hoa phi yến, Dạ yến thảo, vừa thuận tiện việc vận chuyển, vừa giúp cho những bông hoa lâu tàn hơn, đồng thời doanh thu và lợi nhuận được gia tăng đáng kể. Riêng vụ Tết, doanh thu từ việc trồng hoa của người dân chiếm tới 30-40% doanh thu cả năm.

Người dân trong và ngoài tỉnh đến nhà vườn ở làng nghề trồng hoa, cây cảnh xã Nam Phong để chọn mua những bó hoa đẹp nhất về chơi tết.

Đặc biệt, không chỉ phát triển nghề trồng hoa, người dân nơi đây còn chủ động phát triển cây quất thế, cây bưởi thế. Bàn tay của người thợ chăm sóc, tỉa cành khi thoăn thoắt, khi tỉ mẩn, điêu luyện như nghệ nhân; những mong vườn cây phát triển đều, đẹp, thấm đượm văn hóa cổ truyền, mang nhiều ý nghĩa may mắn cho người mua về chơi Tết.

 Không chỉ phát triển nghề trồng hoa, người dân nơi đây còn chủ động phát triển cây quất thế, cây bưởi thế.

Để những bông hoa đưa hương, khoe sắc, để những cây quất, cây bưởi chín mọng, nhuộm ánh vàng đúng dịp Tết đến, xuân về, người trồng hoa, cây ở xã Nam Phong phải chủ động nắm bắt thời tiết để điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, cũng như kịp thời phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, đối với trồng hoa Tết, phải xuống giống, gieo- trồng trước Tết Nguyên đán từ 3- 4 tháng (tùy vào loài hoa). Người dân thường gieo thành nhiều đợt để tránh hoa nở rộ cùng lúc.
Chị Hương Lan, một khách hàng từ tỉnh Hà Nam, thường xuyên mua hoa về để cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng mỗi dịp tết đến, xuân về cho hay: “Tôi là nhân viên văn phòng, hàng năm gần Tết, để có thêm thu nhập, tôi và một số người bạn thường tìm các nguồn hàng để kinh doanh thêm. Là người rất yêu thiên nhiên nên tôi đã chọn việc kinh doanh hoa vào mỗi dịp Tết và lựa chọn nguồn hoa do người dân ở xã Nam Phong trồng. Hoa Tết ở đây rất phong phú và đa dạng. Nhiều loài hoa mới, lạ được người dân chủ động đưa vào trồng thử nghiệm và đại trà, cho nên mình không cần phải đi nhiều nơi để lựa chọn. Cùng với đó, hoa Tết ở Nam Phong có nét đặc trưng là lâu tàn hơn so với hoa của nơi khác, bởi vậy rất được khách hàng ưa chuộng và lựa chọn”.


Người dân làng nghề trồng hoa, cây cảnh xã Nam Phong tất bật chuyển hoa đi các nơi để kịp bán Tết.

Được biết, để cây hoa từng bước trở thành cây cho thu nhập cao và trồng quanh năm, góp phần giúp người dân thoát nghèo, những năm gần đây xã Nam Phong thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng hoa, tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân mở rộng diện tích canh tác bằng cách chuyển đổi nhiều vùng đất bãi bồi sản xuất kém hiệu quả. Khuyến khích người dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc trừ và kháng sâu bệnh sinh học, cũng như áp dụng một số quy trình công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng. Chính điều đó đã góp phần giúp người dân nơi đây có được điều kiện thuận lợi thúc đẩy nghề trồng hoa ngày càng phát triển.
Cùng đi thăm các gia đình trồng hoa với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dân, chủ tịch UBND xã Nam Phong phấn khởi nói: “Với diện tích trồng hoa, cây cảnh của người dân xã Nam Phong là 153ha và ước tính thu nhập khoảng 400 triệu trên 1ha, vì thế đã từng bước giúp cho đời sống của người dân thay đổi rõ rệt từng ngày”.
Mỗi loài hoa, cây cảnh nơi đây mang một ngôn ngữ riêng, đa sắc và chuyển tải những giá trị tinh thần, chứa đụng những ý nghĩa văn hóa khác nhau. Với việc phát triển làng nghề trồng hoa, cây cảnh có định hướng, hoa Tết của chúng tôi không những cung cấp cho người dân trong tỉnh Nam Định, mà còn theo chân những thương lái đi khắp các tỉnh thành phía bắc. Nét đẹp của Thành Nam sẽ mang hương, mang sắc đón xuân cùng nhiều gia đình Việt.
Những người yêu vẻ đẹp đã từng đến với hoa và con người Nam Phong, họ cứ truyền tai nhau cái cảm xúc “dùng dằng khó quên”. Lạ thật! 
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3