Sơn La xuất khẩu lô nhãn Sông Mã đầu tiên


(CHG) Ngày 28/7, Công ty CP Bích Thị và Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu VK phối hợp với UBND huyện Sông Mã khởi hành xuất 40 tấn nhãn sang thị trường Trung Quốc, Anh, EU.
Ngay sau khi thu hoạch xong vụ nhãn 2022, các HTX trên địa bàn huyện Sông Mã đã lên kế hoạch chuẩn bị cho hơn 20ha vùng sản xuất nhãn xuất khẩu. Để đáp ứng xuất khẩu sang các nước Châu Âu rất nghiêm ngặt nhất là nguồn gốc phân bón, và thuốc bảo vệ thực vật…đảm bảo các tiêu chuẩn các đối tác đề ra.
Nhãn Sông Mã đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu
Chuẩn bị các lô nhãn xuất khẩu, các vùng trồng đã nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng vùng quả an toàn, phát triển chuỗi liên kết. Hiện nay, huyện có 48 mã số vùng trồng nhãn, với hơn 481 ha, sản lượng 4.817 tấn; 47 HTX và 1 công ty sản xuất quả an toàn theo quy trình VietGAP, với 50 chuỗi liên kết, với trên 900 ha nhãn, sản lượng quả ước đạt trên 9.778 tấn. Với những thị trường tiềm năng trên, sản phẩm cần phải đáp ứng được các yêu cầu mang tính quốc tế. Để vượt qua rào cản kỹ thuật, các HTX, hộ dân đã chú trọng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm như VietGAP, hữu cơ, GlobalGAP, ISO 22000…
Trong đó có 12 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Mỹ; 23 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; 13 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand. Tập trung nhiều các xã như: Chiềng Khương, Mường Hung, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Nà Nghịu.
Theo kế hoạch, niên vụ nhãn 2023 huyện Sông Mã dự kiến sẽ tiêu thụ, xuất khẩu sản lượng nhãn quả tươi khoảng 70.000 tấn; trong đó tiêu thụ trong nước 45.000 tấn, xuất khẩu 900 tấn. Đưa vào chế biến long nhãn khoảng 25.000 tấn, chiếm khoảng 35,72% sản lượng; Long nhãn chế biến xuất khẩu khoảng 2.000 tấn.
Dự kiến thời gian tới, các đơn vị tiếp tục phối hợp với huyện xuất khẩu 60 tấn nhãn sang thị trường các nước.
Nhiều năm về trước, khi nhãn Sông Mã chín rộ cho sản lượng cao, người dân thường chỉ bán số lượng nhỏ quanh vùng và chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Nhãn Sông Mã được tiêu thụ qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch ở mức hạn chế.
Để nhãn Sông Mã tiêu thụ được số lượng lớn và giá cao, chính quyền địa phương đã hỗ trợ nhiều chính sách và chuyển giao khoa học kĩ thuật để các HTX, người dân áp dụng, thay đổi hoàn toàn phương pháp canh tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu của người tiêu dùng.
Một trong những hướng phát triển là tập trung xuất khẩu nhãn sang các thị trường quen thuộc như Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu.
Ngày 21/6/2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký “Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn Sông Mã”, đánh dấu quan trọng trong hành trình thực hiện khát vọng vươn tầm của huyện Sông Mã, giúp loại nông sản chất lượng này khẳng định được vị thế, nâng cao giá trị để phân phối ra các thị trường trong và ngoài nước.
Hàng năm, huyện tổ chức “Ngày hội Nhãn Sông Mã” nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu “Nhãn Sông Mã” tới đông đảo người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm, hội thi đã được tổ chức; tiến hành ký kết tiêu thụ sản phẩm nhãn giữa hộ dân và doanh nghiệp, HTX; cắt băng khởi thành lô hàng nhãn xuất khẩu.
Còn đối với thị trường nội địa, ngày 27/7, Bộ Công Thương có công văn số 4945/BCT-TTTN về việc hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại và tìm kiếm đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm xoài, nhãn Sơn La. Để góp phần đẩy mạnh các hoạt động liên kết, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản và sản phẩm công nghiệp nông thôn của Sơn La, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị như Sở Công Thương Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nghệ An; các tập đoàn bán lẻ lớn; Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam… trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, phối hợp với Vụ Thị trường trong nước và Sở Công Thương tỉnh Sơn La hỗ trợ truyền thông, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm xoài, nhãn đang vào vụ thu hoạch.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3