Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm


(CHG) Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (gọi tắt là Thông tư 67).
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, việc ban hành Thông tư 67 nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan và định hướng phát triển, nhu cầu thực tiễn thị trường.

Ảnh minh họa: Internet
 
Thông tư gồm 7 Chương, 62 Điều và 13 Phụ lục, với hiệu lực thi hành kể từ đầu tháng 11/2023 trừ một số trường hợp.
Theo Bộ Tài chính, để quy định chi tiết khoản 3 Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm, chương II của Thông tư đã bổ sung quy định mới về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; thông báo về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; quy định về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Đáng chú ý, Chương IV quy định về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô,
Tại Mục 2 của chương này về hoạt động nghiệp vụ, Thông tư 67 quy định mới so với hiện hành về phương pháp, cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm xe cơ giới; thanh toán phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm; tài liệu tóm tắt quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; tài liệu giới thiệu sản phẩm, bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, thông tin quảng cáo của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Đồng thời kế thừa quy định hiện hành về tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, quản lý chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, mức giữ lại.
Trong Mục 5 về tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, nguyên tắc phân chia thặng dư, Thông tư 67 đã sửa đổi, bổ sung quy định về tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm đối với lĩnh vực phi nhân thọ, tái bảo hiểm.
Hơn nữa, Thông tư đã sửa đổi cách tính thặng dư thay vì chỉ tính trên chênh lệch giữa giả định tỷ lệ tử vong, chi phí, lãi suất thì bằng tỷ lệ rủi ro liên quan đến quyền lợi bảo hiểm, chi phí, lãi suất để phản ánh chính xác hơn kết quả của quỹ chủ hợp đồng tham gia chia lãi.
Với các quy định về đại lý bảo hiểm, Thông tư 67 sửa đổi, bổ sung so với quy định hiện hành, cụ thể: tăng hoa hồng đại lý bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, đồng thời thay đổi tỷ lệ hoa hồng năm thứ nhất của bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị; quy định mức thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Về chế độ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Thông tư bổ sung thêm quy định mới về báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm; quy định báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện kế thừa từ một số Thông tư trước đó để phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3