Tập trung xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị


(CHG) Mục tiêu đến năm 2035, TP Hồ Chí Minh phải hoàn thành toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) còn lại với tổng chiều dài khoảng 200km.
Để thực hiện mục tiêu này trong vòng 12 năm tới, thành phố phải nỗ lực rất lớn với quyết tâm cao và huy động nguồn lực tương xứng.
Đây không phải là mục tiêu dễ dàng đạt được, bởi thực tế trong 20 năm gần đây, thành phố mới chỉ làm được 20km ĐSĐT. Song, dù rất khó khăn và nhiều thách thức vẫn phải thực hiện để hướng tới hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông của đô thị hiện đại.
Một đoàn tàu tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo quy hoạch, hệ thống ĐSĐT TP. Chí Minh gồm 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray và quy hoạch xây dựng 7 nhà ga cho các tuyến ĐSĐT cùng 3 nhà ga cho các tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray. Tổng chiều dài toàn bộ hệ thống ĐSĐT TP Hồ Chí Minh khoảng 220km với tổng vốn đầu tư ước tính hơn 25 tỷ USD.
Hiện tại, thành phố mới chỉ triển khai được hai tuyến metro là tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), dự kiến hoàn thành cuối năm 2023 và tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương) mới khởi công xây dựng công trình hạ tầng, giải phóng mặt bằng cuối tháng 6 vừa qua, dự kiến hoàn thành năm 2032. Trong đó, chỉ riêng tuyến metro số 1 dài gần 20km, thành phố đã phải làm trong 16 năm (từ năm 2007).
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, nếu vẫn giữ phương pháp triển khai xây dựng ĐSĐT như hiện nay, trong 12 năm tới, TP Hồ Chí Minh sẽ không thể đạt được mục tiêu hoàn chỉnh 200km ĐSĐT theo Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28-2-2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cho nên, thành phố phải có chiến lược thay đổi đột phá, quyết liệt, toàn diện và huy động nguồn lực tối đa cho ĐSĐT. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, thành phố cần tập trung vào 5 lĩnh vực trọng yếu, đó là: Quy hoạch, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng; huy động nguồn lực tài chính; hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, phê duyệt và triển khai dự án; thực hiện giải pháp về công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị; hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý nguồn nhân lực.
Mặc dù hiện nay, Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã được triển khai tạo thuận lợi để thành phố thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng nhưng Trung ương và các bộ, ngành liên quan cần tạo điều kiện về hành lang pháp lý, hỗ trợ nguồn lực để TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh xây dựng mạng lưới ĐSĐT.
Đây cũng là sự khích lệ thiết thực để TP Hồ Chí Minh nỗ lực phấn đấu hoàn chỉnh hệ thống ĐSĐT phục vụ kinh tế, dân sinh, giải quyết ách tắc giao thông để kết nối liên vùng, phát triển khu vực Đông Nam Bộ trong tương lai.
 

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3