Tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào ngân hàng, doanh nghiệp than “khát” vốn ?


(CHG) Lãi suất tiết kiệm lên cao đã hút lượng lớn dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng, nhưng doanh nghiệp vẫn “khát” vốn, khiến tăng trưởng vốn chênh lệch khá lớn so với tín dụng.

Minh họa (nguồn: Internet).
Tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng tăng
Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sau khi lãi suất huy động được các ngân hàng điều chỉnh chiều tăng, tiền gửi tại hệ thống ngân hàng cũng có diễn biến tích cực tăng trong những tháng cuối năm.
Hiện huy động vốn đến cuối tháng 12/2022 tăng khoảng 6%. Con số này cao hơn những tháng trước, cho thấy dòng tiền gửi tiết kiệm đã quay trở lại hệ thống. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng 6% của huy động vốn cho cả năm 2022 vẫn thấp hơn nhiều so với những năm trước.
Số liệu tử báo cáo của Ngân hàng Nhà nước
 cũng cho thấy, đến cuối năm 2021, tổng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tại hệ thống tổ chức tín dụng đạt hơn 10,94 triệu tỷ đồng. Như vậy, ước tính với mức tăng gần 6%, tổng tiền gửi của khách hàng hiện nay đạt khoảng 11,6 triệu tỷ đồng.
Trước đó, đến cuối tháng 10/2022, tổng tiền gửi đạt hơn 11,42 triệu tỷ, tăng 4,39% so với đầu năm, với động lực chính đến từ tiền gửi của dân cư (tăng 6,78%), trong khi nhóm doanh nghiệp tăng nhẹ hơn (2,15%).
Những chỉ dấu trên cho thấy, tiền gửi đang có dấu hiệu tăng nhanh hơn trong những tháng cuối năm 2022, do lãi suất huy động trên thị trường tăng khá mạnh kể từ cuối tháng 9.
Mặc dù tiền gửi từ người dân vào ngân hàng trong quý 3/2022 tăng 19.000 tỷ đồng, nhưng theo số liệu thống kê cho thấy, tiền gửi tại hệ thống tổ chức tín dụng đã sụt giảm mất 0,4% do tiền gửi của nhóm doanh nghiệp giảm tới hơn 66.500 tỷ đồng.
Mặc dù những tháng cuối năm 2022 cho thấy có dấu hiệu tích cực từ việc huy động vốn, nhưng mức tăng cả năm 2022 chỉ đạt 6%, đã thấp hơn nhiều so với những năm trước: năm 2021 là 9,24%, năm 2020 là 13,96%, năm 2019 là 13,92%.
Đồng thời, tăng trưởng huy động năm nay cũng chưa bằng một nửa so với tăng trưởng tín dụng. Đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021 và tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.
Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến 30/11/2022 đạt khoảng 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.
Sau thời gian đua nhau tăng lãi suất huy động để thu hút người gửi tiền từ tháng 10 đến giữa tháng 12/2022, đà tăng đã có dấu hiệu chững lại thời gian gần đây.
Đặc biệt, sau khi Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các ngân hàng thương mại thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm, trên cơ sở đó tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.
Phía Ngân hàng Nhà nước
 cũng khẳng định, sẵn sàng hỗ trợ cho những ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản cho các ngân hàng.

Minh họa (nguồn: Internet).
Doanh nghiệp vẫn “khát” vốn
Cuối năm 2022, nhiều ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước 
nới thêm từ 1,5% - 2% cho tăng trưởng tín dụng năm 2022, tương ứng khoảng 350.000 - 400.000 tỷ đồng vốn tín dụng được đẩy ra thị trường.
Việc nới thêm từ 1,5% - 2% cho tăng trưởng tín dụng năm 2022, được giới chuyên gia kinh tế kỳ vọng là “cơn mưa” giải tỏa “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các kênh huy động vốn khác như trái phiếu, chứng khoán khó tăng trưởng.
Có thể thấy, sau khi được Ngân hàng nhà nước 
đồng ý nới room tín dụng, một số ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình, chính sách tín dụng, bơm ra thị trường hàng chục ngàn tỷ đồng hỗ trợ nhiều gói vay hướng vốn vào ngành nghề ưu tiên. Nhưng trên thị trường, doanh nghiệp vẫn kêu “khát” vốn ? các doanh nghiệp vẫn than khó, đặc biệt là khó tiếp cận vốn.
Rất nhiều hồ sơ có nhu cầu vay vốn xếp chồng ở các ngân hàng vẫn không thể nào giải ngân được. Trong khi đó, có nhiều ngân hàng có dư địa cho vay, muốn cho vay cũng khó tìm được doanh nghiệp “ưng ý” vì hầu hết các doanh nghiệp đều không thoả mãn được điều kiện vay.
Chẳng hạn như trường hợp Công ty sản xuất Thuỷ hải sản tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Như Anh, Giám đốc công ty cho biết, doanh nghiệp đang chuẩn bị bước vào mua vụ mới để thả cá giống nên rất cần vốn. Tuy nhiên, do nợ cũ doanh nghiệp chưa trả xong, hàng bán chậm và hầu hết tài sản đang thế chấp; mặt khác kế hoạch trong năm 2023 doanh nghiệp cũng chưa định hướng cụ thể vì còn phụ thuộc vào đơn đặt hàng, nên dù là doanh nghiệp nằm trong chính sách ưu tiên, nhưng vẫn khó có thể tiếp cận vốn vay vì không còn tài sản thế chấp, không có kế hoạch hoạt động kinh doanh cụ thể, kết quả báo cáo trong năm 2022 cũng không khả quan.
Một số doanh nghiệp đủ điều kiện vay, nhưng cũng đành từ bỏ ý định vì lãi suất quá cao. Đơn cử như trường hợp của ông Trần Hoàng Hải, Giám đốc một công ty về thiết bị công nghệ tại TP Hồ Chí Minh cho biết, ngân hàng đưa ra mức lãi suất vay tới 12 - 13%/năm, nhưng đây cũng chỉ là mức lãi danh nghĩa ghi trên hợp đồng, thực chất trong quá trình làm hồ sơ thủ tục sẽ phát sinh các chi phí liên quan, nên chi phí vốn lên đến 15 - 16%. Với mức chi phí này, doanh nghiệp khó hoạt động có lãi, vì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn, thu hồi nợ khách hàng lâu do khách hàng cũng đang gặp khó khăn tương tự, ông Hải nhấn mạnh.
Chuỗi khó khăn này chồng khó khăn khác khiến dòng vốn dự phòng của doanh nghiệp ngày càng hẹp lại. doanh nghiệp chỉ mong muốn vay vốn để cải tiến chất lượng, dịch vụ để thu hút thêm khách hàng, cải thiện tình hình hiện tại. Nếu lãi suất cho vay giảm hơn thì doanh nghiệp mới có thể đầu tư, kinh doanh được.
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3