TP Hồ Chí Minh: 108/550 cửa hàng thiếu xăng phục vụ khách hàng


(CHG) Tính đến 12h trưa ngày 1/11, toàn TP. Hồ Chí Minh có 108 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu đang thiếu xăng. Ngoài ra còn có 4 cửa hàng khác đang tạm đóng cửa để sửa chữa.
Trước tình hình nêu trên, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nguồn cung xăng dầu đang thiếu hụt. Trong đó, có nguyên nhân khách quan là do một doanh nghiệp đầu mối lớn bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Mỗi tháng, doanh nghiệp này nhập và cung ứng 100.000m3 xăng, dầu cho thị trường TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay vẫn chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng và phân phối xăng dầu. Các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động rất khó khăn, nhiều đơn vị thua lỗ do chiết khấu thấp.
TP. Hồ Chí Minh tái diễn tình trạng thiếu xăng phục vụ khách hàng.
Thị trường xăng dầu tại TP. Hồ Chí Minh có đến 25 % doanh nghiệp Nhà nước tham gia chuỗi cung ứng xăng dầu, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về TP. Hồ Chí Minh khác với các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng,..
Để giải quyết tình trạng thiếu xăng dầu, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra các giải pháp huy động các đơn vị có lượng nhập và phân phối lớn để chia sẻ nguồn cung xang dầu cho các đơn vị nhỏ. Cụ thể, Petrolimex đã và đang phải hoạt động 200% công suất để cung cấp cho đơn vị nhỏ thiếu xăng dầu. Việc hỗ trợ theo phương án nêu trên cơ bản đã khắc phục một phần khó khăn, nhưng hiện tại tình trạng thiếu hụt vẫn đang xảy ra tại một số khu vực huyện vùng ven như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Tân, Bình Chánh và quận 12…
Trước đó, ngày 1/11, tại Đồng Nai cũng đã ghi nhận tình trạng nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu chắn rào ngưng bán với thông báo “hết xăng”, “chờ nhập hàng” như cây xăng Tân Phong trên đường Nguyễn Ái Quốc, cây xăng Vườn Mít trên đường Phạm Văn Thuận, Cây xăng Gò Me trên đường Võ Thị Sáu… Một số cây xăng còn hàng thì bán cầm chừng hoặc gián đoạn do lượng xăng nhập về không liên tục.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3