TP.Mỹ Tho: Phát triển thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.


(CHG) Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nội dung xây dựng các TP. Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Đầu tháng 7/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo xây dựng TP. Mỹ Tho thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành. Chủ trì hội thảo có ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Tiền Giang, đại diện dự án Thích ứng biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; lãnh đạo Sở KH&ĐT, UBND các thành phố vùng ĐBSCL và các chuyên gia...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, Nguyễn Thành Diệu phát biểu tại Hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã trình bày các tham luận với các nội dung gồm: Thực trạng và phương hướng phát triển TP. Mỹ Tho, định hướng phát triển du lịch, logistics, đô thị thông minh, nông nghiệp công nghệ cao. Các tham luận đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đồng thời, đề xuất các giải pháp để TP. Mỹ Tho phát triển trên nhiều lĩnh vực, hướng đến trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.
Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến của các đại biểu, chuyên gia tại hội thảo. Ông cho biết, với lượng thông tin và tham luận trình bày tại hội thảo là nguồn thông tin rất bổ ích. Các nội dung đã trao đổi, trình bày và kiến nghị, đề xuất sẽ giúp UBND tỉnh, TP.Mỹ Tho hoàn chỉnh Đề án, để cùng các địa phương bạn trong vùng ĐBSCL xây dựng Đề án thiết thực, hiệu quả và khả thi.

Quang cảnh một gốc đô thị Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Hội nghị cũng làm rõ thêm về nội hàm trung tâm tổng hợp, chuyên ngành, từ đó có những định hướng lớn trong lãnh đạo và có giải giáp cụ thể trong chỉ đạo. Các tham luận, ý kiến trao đổi đã thể hiện một vấn đề tập trung là xây dựng TP. Mỹ Tho theo 4 nội dung, cụ thể: thứ nhất là trung tâm thương mại, dịch vụ logistics, thứ hai là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thứ ba là xây dựng TP. Mỹ Tho là đô thị kết nối và kết nối được với TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng ĐBSCL, thứ tư là về du lịch.
Qua hội thảo, tỉnh đúc kết được các giải pháp quan trọng để xây dựng và triển Đề án, kể cả phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra là cần liên kết các trung tâm được định danh trong vùng gắn với các tiểu vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chúng ta thể hiện sự gắn kết, kết nối bằng việc tổ chức triển khai dựa trên những giải pháp, cách làm cụ thể, hiệu quả trên tinh thần những lợi thế so sánh.

Quang cảnh Hội thảo xây dựng phát triển TP.Mỹ Tho thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

Ông Nguyễn Thành Diệu yêu cầu Giám đốc Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng phối hợp với TP. Mỹ Tho và các ngành tiếp thu đầy đủ các ý kiến và tranh thủ ý kiến đóng góp của các đơn vị để xây dựng hoàn chỉnh Đề án có tính thực tế, lan tỏa, có trách nhiệm với các trung tâm khác để trình Chính phủ phê duyệt và triển khai hiệu quả.
UBND tỉnh Tiền Giang đã giao UBND TP. Mỹ Tho là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên thành lập Tổ nghiên cứu để triển thực hiện xây dựng Đề án phát triển TP. Mỹ Tho thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành, việc triển khai lập Đề án là rất cần thiết, góp phần tạo điều kiện để phát triển TP. Mỹ Tho nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung trong thời gian tới.

 
Còn lại: 1000 ký tự
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Người kinh doanh nước mắm gặp khó…

(CHG) Tây Nam Bộ được biết đến là nơi cho sản lượng mắm cá hàng đầu tại miền Nam, nếu tính đến số lượng thì có lẽ phải đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, vừa đem đi tiêu thụ khắp trong nước mà còn xuất khẩu cả ở ngoài nước.

Xem chi tiết
2
2
2
3