(CHG) Theo khảo sát thói quen tiêu dùng tại Việt Nam, Công ty Dịch vụ Tư vấn Thương vụ (PwC) thông tin, 62% người tiêu dùng Việt Nam đang cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu.
Ảnh minh họa.
Công ty Dịch vụ Tư vấn Thương vụ Việt Nam (PwC) đã khảo sát, thống kê cho thấy, năm 2023, có đến 54% người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ.
Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và xã hội đang phải thích nghi với trạng thái bình thường mới. Theo đó, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng dần thay đổi.
Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, kết hợp mua sắm trực tiếp và trực tuyến, ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín.
Khảo sát của PwC cho thấy, 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, thấp hơn so với trung bình toàn cầu (69%). Sự cắt giảm chi tiêu ảnh hưởng nhiều hơn đến các mặt hàng không thiết yếu. 54% người tiêu dùng dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các loại hàng xa xỉ, tiếp đó là du lịch (42%) và điện tử (38%). Chỉ có 18% người tiêu dùng Việt Nam dự định cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng tạp hóa và thực phẩm, thấp hơn so với trung bình toàn cầu là 24%.
Xu hướng mua sắm mới là mua sắm kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. Trong đó, 64% người tiêu dùng dự kiến sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Với 96% người tiêu dùng tham gia khảo sát tại Việt Nam sẽ trả thêm tiền cho các sản phẩm từ các công ty có uy tín và đạo đức kinh doanh, 95% sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm được đặt riêng theo yêu cầu và 96% trả lời có đối với sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Điều đó cho thấy, người tiêu dùng Việt đã sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng lại có mối lo không nhỏ về quyền riêng tư dữ liệu. 70% người tiêu dùng Việt Nam cho biết, họ rất quan tâm hoặc cực kỳ quan tâm khi tương tác mua sắm với các nền tảng mạng xã hội, 63% quan tâm tới truyền thông, 59% quan tâm tới các trang web du lịch của bên thứ ba/cổng thông tin.
Các số liệu trên được phân tích từ dữ liệu khảo sát 9.180 người tiêu dùng từ ngày 24/10 - 16/11/2022 của PwC dưới dạng khảo sát định lượng trực tuyến kéo dài 15 phút. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành với người tiêu dùng ở 25 lãnh thổ, bao gồm Việt nam và được dịch sang 14 ngôn ngữ.
Các phân tích càng chứng tỏ yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp lúc này là cần phải tập trung, chủ động linh hoạt trong vấn đề nhận biết thị trường, hiểu rõ nhu cầu khách hàng và các kênh mua sắm, lập kế hoạch và dự báo kinh doanh, thực tế chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số./.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết