Hoa lụa Báo Đáp rực rỡ và ngát hương lòng với đời


(CHG) Báo Đáp - làng quê không chỉ được biết đến là nơi lưu giữ nghề truyền thống làm đèn Trung thu, mà còn được biết đến là một làng nghề chuyên làm hoa lụa lớn ở miền Bắc. Sắc hoa lụa không chỉ để khoe Tết, khoe xuân mà còn khoe cả với đời.

Làng nghề hoa lụa Báo Đáp thuộc xã Hồng Quang (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), từ xa xưa đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với nghề sản xuất đèn Trung thu và hoa lụa. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, làng nghề Báo Đáp không bị mai một mà ngày càng tự khẳng định và phát triển. Sản phẩm hoa lụa Báo Đáp không chỉ được bán ở tỉnh Nam Định, mỗi dịp xuân về hoa lụa Báo Đáp lại khoe sắc ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Hoa lụa Báo Đáp đẹp và thẩm mĩ, màu sắc không hề thua kém gì hoa thật và có thời gian sử dụng dài lâu.

Theo người dân nơi đây, chỉ biết nghề hoa lụa của làng được hình thành vào khoảng thế kỷ 19, còn không ai biết về tổ nghề vì không có bút tích để lại. Nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và dần trở thành thu nhập chính cho người dân trong làng, cũng như thu hút nhiều lao động của các làng khác trong tỉnh.
Đến với làng hoa Báo Đáp vào tiết xuân, du khách sẽ cảm nhận được không gian muôn màu, ngập tràn cảm xúc thăng hoa. Những đóa hoa đa sắc màu…mà chỉ khi chạm tay vào mới biết đó là hoa lụa, nhưng chất chứa vẻ đẹp hồn nhiên như con gái tuổi đôi mươi. Cảnh người bán, người mua, cùng những chiếc xe vội vã chở hàng gửi đi các tỉnh…tạo nên một không khí vội vàng, tấp nập, nhộn nhịp, vui tươi.
Thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang hiện nay có hơn 400 hộ sản xuất hoa lụa, trong đó phần lớn là các hộ phát triển nghề truyền thống lâu đời do ông cha truyền lại và thu hút lượng lớn lao động với mức thu nhập trung bình khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng. 

Một cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoa lụa tại thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang.

Đặc trưng của làng là mỗi hộ sản xuất đều có bí quyết và mẫu mã riêng, không trùng lặp lẫn nhau. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng, lẫn chất lượng của thị trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại đây không ngừng chủ động làm mới mẫu mã, nâng cao chất lượng nguyên liệu, cũng như đưa máy móc công nghiệp vào sản xuất một số công đoạn, gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Người dân làng hoa lụa Báo Đáp đưa máy móc vào sản xuất một số công đoạn, để thay thế một phần sức lao động, gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Những người giữ lửa làng nghề
Theo chân ông Nguyễn Xuân Đông (Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Quang) tới thăm hộ sản xuất hoa lụa của anh Nguyễn Văn Nhiệt - một tấm gương điển hình trong việc lưu giữ và phát triển nghề ông cha. Anh Nhiệt chia sẻ: “Tôi bị khuyết tật từ bé, học đại học chuyên nghành công nghệ thông tin, ra trường xong tôi đi làm cho một đơn vị tại Hà Nội. Tuy nhiên, được sự động viên của bố mẹ, tôi đã về quê để cùng gia đình phát triển nghề do ông cha để lại. Đến nay ngoài việc phát triển bán hàng theo phương thức truyền thống, tôi còn chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nhằm giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tới các tỉnh”.

Dù bị khiếm khuyết hai chân nhưng anh Nguyễn Văn Nhiệt được coi là một trong những tấm gương "giữ lửa" làng nghề hoa lụa Báo Đáp.

Mặc dù là một người bị khiếm khuyết hai chân, nhưng trời lại phú cho anh Nhiệt đôi “bàn tay vàng”. Nhìn tay anh thoăn thoắt, đầy nét tài hoa điêu luyện, cùng kỹ thuật truyền thống, thanh niên Nguyễn Văn Nhiệt đang tạo nên những bông hoa lụa mềm mại, mang đậm hồn cốt của một làng nghề lâu đời.
Chị Vũ Thị Nhung, người có gần 20 năm làm nghề do gia đình để lại, cho hay: “Trước kia, nguyên liệu để sản xuất hoa của làng chủ yếu từ giấy nhuộm màu, lông gà, cây bấc và mút ni lông. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường, cũng như nguồn nguyên liệu mới dồi dào, rẻ, đẹp, cùng với sự tìm tòi, sáng tạo của người dân trong làng, chúng tôi đã chủ động học hỏi tại một số làng nghề khác và đưa lụa vào làm nguyên liệu chính để sản xuất hoa. Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, hiện nay người dân làng nghề Báo Đáp không chỉ sản xuất hoa lụa để cung cấp cho dịp Tết Nguyên đán, mà còn sản xuất thành phẩm cổng hoa dành cho các khu du lịch, các ngày lễ kỷ niệm… Chính vì vậy, giờ đây làng nghề hoa lụa Báo Đáp dường như sản xuất quanh năm”.

Ông Nguyễn Xuân Đông, phó chủ tịch UBND xã Hồng Quang đưa phóng viên đi tham quan cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa lụa của chị Vũ Thị Nhung.

Những cành đào đỏ thắm, những cành mai vàng rực rỡ sắc xuân, với muôn sắc thắm của những bông hoa ly, hoa lan hồ điệp… cùng nụ cười tươi của những người giữ lửa cho làng nghề, hứa hẹn những mùa hoa tươi thắm, rực rỡ lòng người.
Chia sẻ với chúng tôi về điều trăn trở, mong muốn đưa Báo Đáp trở thành làng nghề được công nhận, ông Nguyễn Xuân Đông, phó chủ tịch UBND xã Hồng Quang tâm sự: “Làng nghề Báo Đáp đã góp phần thay đổi bộ mặt quê hương. Giờ đây, nhiều gia đình đã có thu nhập ổn định, thậm chí có hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có thu nhập hơn 300 triệu/năm không còn là hiếm. Nhìn thấy tiềm năng của sự phát triển làng nghề Báo Đáp, tiến tới UBND xã sẽ chủ động xây dựng đề án phát triển làng nghề, nhằm lưu giữ và phát triển làng nghề truyền thống lâu đời. Chính vì lẽ đó, chủ trương của UBND xã Hồng Quang tạo mọi điều kiện để người dân trong làng phát triển, mở rộng sản xuất. Chủ động đề xuất nâng cấp hệ thống điện lưới, tư vấn, hướng dẫn người dân trong việc áp dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất”.
Với tư duy sáng tạo, cùng đôi bàn tay tài hoa của nghững người thợ làng nghề hoa lụa Báo Đáp đã tạo nên những sản phẩm hoa lụa thủ công mang đậm tính nghệ thuật, góp phần làm đẹp cho đời, giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, cũng như phát triển kinh tế cho chính gia đình những hộ sản xuất, kinh doanh nơi đây.

Hoa không hương nhưng ngát hương lòng.

Hoa lụa Báo Đáp đẹp tựa thiên nhiên đang rực rỡ và ngát hương với đời. Người ta nói, đến với hoa lụa là để thưởng ngoạn hương lòng người Báo Đáp từ những nhành hoa.
Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Cơ quan chức năng tiếp tục thu giữ hàng ngàn sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ

(CHG) - Thông tin từ Cục quản lý thị trường Tp.HCM cho biết, sau khi ra quân đồng loạt kiểm tra một số cửa hàng bán và kinh doanh phụ kiện điện thoại trên đường 3/2, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng loạt sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Bay nội địa dịp hè 2024 chỉ hơn 1 triệu đồng cùng Vietnam Airlines

(CHG) - Từ ngày 05/03/2024 đến ngày 15/03/2024, Vietnam Airlines triển khai tới khách hàng chương trình ưu đãi giá vé lớn nhất năm: “Chào Hè” 2024 cho các hành trình bay nội địa và quốc tế.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines tặng vé máy bay miễn phí cho người lao động về quê ăn Tết

(CHG) Hoạt động này nằm trong chương trình “Chuyến Bay Ước Mơ - Hành Trình Đoàn Viên 2024” do Vietnam Airlines phối hợp tổ chức cùng các tỉnh thành, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thaco sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống chuỗi siêu thị Emart

(CHG) Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Tài – Tổng giám đốc của Thaco tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương do Bộ công thương tổ chức mới đây, tại Hà Nội.

Xem chi tiết
Hàng ngàn người dân tham quan Công viên bờ sông Sài Gòn ngay Lễ khánh thành

Chiều 23/12, UBND TP.Thủ Đức đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Công viên bờ sông Sài Gòn. Sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân đến tham quan và ngắm cảnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3