Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”


Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Tham dự sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh Cà Mau: Ông Võ Thanh Tòng – Giám đốc Sở Tư pháp; Bà Trương Hà Phương Anh – Giám đốc Trung tâm XTĐT và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (IPEC); Phạm Văn Hưng - Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cà Mau; Trương Tuấn Linh - Phó trưởng phòng Thông tin tổng hợp (Ban Tuyên giáo; Ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó Chánh thanh tra Sở Công thương tỉnh Cà Mau. Cùng nhiều đại diện cơ quan cơ quan chức năng, giới luật gia, luật sư, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, chủ doanh nghiệp...
Ts.Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC phát biểu tại Lễ khai mạc.
Ts.Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC phát biểu tại Lễ khai mạc (Ảnh: Bảo Lan)
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Ts.Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC cho biết, hàng năm trên thế giới các quốc gia đều gặp phải các vấn đề về ATVSTP cho dù đã thiết lập nhiều biện pháp chặt chẽ để kiểm soát. Theo thống kê của của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. WHO cũng ước tính rằng, mỗi năm có khoảng 33 triệu năm tuổi thọ của con người bị mất đi do ăn thực phẩm không an toàn trên toàn cầu. 
Tại Việt Nam, vấn đề đảm bảo ATVSTP đã được các Bộ ngành đặc biệt quan tâm và xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nên mặc dù mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương đã có nhiều biện pháp kiểm soát, nhưng thực trạng về mất ATVSTP vẫn đang có nguy cơ tràn lan, nhất là vào những dịp Tết cổ truyền. Chỉ riêng trong năm 2022, số liệu từ Bộ Y tế cho thấy, cả nước đã xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm, với 1.359 người bị ngộ độc và 18 trường hợp tử vong.
Vì vậy, “Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau, với sự đồng phối hợp của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau và các Sở ngành trong tỉnh. Toạ đàm không chỉ là dịp để cùng nhìn lại thực trạng về tình hình VSATTP trên địa bàn tỉnh. Mà qua đó, cũng là cơ hội để đánh giá, trao đổi. Đồng thời, đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp
làm sao đưa thực phẩm an toàn đến tận tay người tiêu dùng?”. Ông Sơn nhấn mạnh.
Các diễn giả tham luận là đại diện các cơ quan Bộ - Ngành Trung ương và địa phương
Các diễn giả tham luận là đại diện các cơ quan Bộ - Ngành Trung ương và địa phương (Ảnh: Bảo Lan)
Với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”, Tọa đàm cũng đã nhận được nhiều đóng góp, chia sẻ thực tiễn của đại diện các ban - ngành và doanh nghiệp xoay quanh công tác về VSATTP. Cũng như tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật rộng rãi để giúp người dân hiểu đúng, dùng đúng các thực phẩm theo ngành nông nghiệp, ngành y tế và các khuyến cáo của nhà sản xuất...
Bên cạnh đó, các khách mời cũng rất quan tâm đền những vấn đề như công tác phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn; Thảo luận về các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, hoàn thiện chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm, giải pháp công nghệ số, giải pháp đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm trong các hệ thống, cơ sở kinh doanh thực phẩm…
Theo Ts.Bùi Đăng Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội cũng cho biết, thời gian qua các cơ quan chức năng đã mạnh tay hành động với nạn thực phẩm bẩn, nhưng nền kinh tế thị trường đang không ngừng phát triển, cũng là "cơ hội" để gian thương che dấu việc sản xuất thực phẩm bẩn. Điều này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và niềm tin của người tiêu dùng.
Sự kiện đã nhận được sự quan tâm rất lớn của phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp
Sự kiện đã nhận được sự quan tâm rất lớn của phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Lan)
“Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do còn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không bảo đảm các điều kiện vệ sinh tối thiểu, như điều kiện về cơ sở vật chất, về trang thiết bị; Người trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm chưa đủ kiến thức dẫn đến nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm. Các vấn đề trên đã ảnh hưởng tiêu cực và tác động xấu đến uy tín của thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu”. Tiến sĩ Bùi Đăng Dũng nêu.
Ông Phạm Văn Hưng - Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cà Mau cũng cho rằng, tác nhân gây ngộ độc đa dạng nên triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng khá đa dạng. Trong đó, thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư. Những căn bệnh xuất hiện từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn đã gây ra đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, gây tổn hại cho nền kinh tế, lĩnh vực du lịch.
Vì vậy, ông Hưng khuyến cáo, vào thời điểm giáp Tết, khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao cũng là lúc gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên cẩn trọng hơn khi chọn mua, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phòng, chống ngộ độc.
Trong bài tham luận của mình, ThS. Trần Thị Hằng Nga – Phó viện trưởng Viện Khoa học chính sách và Pháp luật cũng cho biết, hiện nay thực phẩm được lưu thông, buôn bán chủ yếu qua kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hoá), đặc biệt là thực phẩm tươi sống. Cả nước có 8.517 chợ, trên 1.167 siêu thị, 254 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi hiện đại.
Tuy nhiên, “Hiện mô hình chợ truyền thống vẫn là kênh cung ứng thực phẩm chính trên cả nước, nên công tác quản lý VSATTP là một công tác khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các cấp Bộ - Ngành và từ mỗi người tiêu dùng trong việc ý thực nói không với thực phẩm bẩn, để bảo vệ gia đình và bản thân tránh được các bệnh liên quan đến thực phẩm bẩn”. Ts. Trần Thị Hằng Nga kết luận.
Theo Ts.Trần Anh Tuấn - Nguyên Phó Trưởng ban Phong trào UBTWMTTQ Việt Nam, hiện nay hệ thống quản lý ATTP của Việt Nam đã được xây dựng theo hướng hài hòa và cập nhật với các hệ thống quản lý tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trong đó, (1) Xây dựng chiến lược quốc gia về công tác kiểm soát ATTP đến năm 2020 tầm nhìn 203); (2) Ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP có hiệu lực ngay từ ngày ký, đã trở thành cuộc “cách mạng” trong quản lý ATTP, thể hiện nỗ lực rất lớn và quyết tâm cao độ của Chính phủ, Bộ Y tế, cùng nhiều cơ quan liên quan; (3) Phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP cho ba Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương theo nguyên tắc quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm với từng nhóm thực phẩm, ngành hàng cụ thể; (4) Bộ Công Thương tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp về thu hồi, giám sát và xử lý đối với sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm có khuyết tật lưu thông trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3