Công khai bán hàng không nhãn phụ tiếng Việt tại tỉnh Tây Ninh, tại sao?


(CHG) Theo quy định của pháp luật, nhãn phụ được hiểu là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Tuy nhiên, tại tỉnh Tây Ninh một số cửa hàng như: hệ thống sữa Thanh Yến, hệ thống sữa Kim Thoa, thế giới đồ chơi Mian Mian, cửa hàng mỹ phẩm May Cosmetic… vẫn ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt một cách công khai.
Thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường xuyên thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) về việc một số cửa hàng chuyên kinh doanh về hàng tiêu dùng bày bán nhiều sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG). Quá trình khảo sát phóng viên ghi nhận một số thông tin người tiêu dùng phản ánh là có cơ sở.
Một số cửa hàng kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm không đúng quy định được phóng viên Tạp chí CHG đã khảo sát.Một số cửa hàng kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm không đúng quy định được phóng viên Tạp chí CHG đã khảo sát.
Cụ thể, phóng viên đã khảo sát tại hệ thống sữa Kim Thoa có địa chỉ 328 – 330 Quốc lộ 22B, Huyện Gò Dầu; cửa hàng 29M2 + 4MC đường Bời Lời, Huyện Trảng Bàng và Cửa hàng 174 Võ Thị Sáu, KP5, chợ phường 4, thành phố Tây Ninh... Hệ thống này đang kinh doanh hàng tiêu dùng như: bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, sữa, thực phẩm chức năng, bình sữa… Tuy nhiên, một số sản phẩm được bày bán có chữ nước ngoài trên nhãn gốc của sản phẩm, nhưng không nhãn phụ tiếng Việt. Đặc biệt hệ thống này còn kinh doanh cả thuốc trị ho Prospan.
 Thuốc trị ho Prospan và một số sản phẩm là thực phẩm chức năng, sữa, vitamin, sản phẩm tiêu dùng có nhãn gốc tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại hệ thống sữa Kim Thoa
Đối với hệ thống sữa Thanh Yến, phóng viên đã khảo sát tại các địa chỉ: Cửa hàng chợ Hoàng Gia, ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành; cửa hàng chợ Long Hoa, Huỳnh Thanh Mừng, phường Hòa Thành, huyện Hòa Thành; cửa hàng đường Cách mạng tháng tám, Phường 2, Tp. Tây Ninh. Tại các cửa hàng trên phóng viên cũng ghi nhận tình trạng tương tự.

Tại hệ thống sữa Thanh Yến
 phóng viên cũng ghi nhận tình trạng tương tự
Khảo sát cửa hàng mỹ phẩm May Cosmetic, có địa chỉ tại: 403 QL22B, Gò Dầu; 658 CMT8, Khu phố 7, Phường 3, Thị trấn Tây Ninh và 171 Hùng Vương, Khu phố 4, Thị trấn Hòa Thành, chúng tôi ghi nhận các cửa hàng này, chủ yếu kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không nhãn phụ tiếng Việt như: mặt nạ, xịt khoáng, kem bôi các loại, son, thực phẩm chức năng, …
Một số sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của hệ thống cửa hàng mỹ phẩm  May Cosmetic không nhãn phụ được bày bán công khai
Cách Cục quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh hơn 1 km, phóng viên khảo sát tại cửa hàng thế giới đồ chơi Mian Mian số 282 đường 30/4 khu phố 4 phường 2, TP Tây Ninh. Cửa hàng nơi đây là thiên đường chuyên kinh doanh hàng về đồ chơi cho trẻ em. Một số sản phẩm tại đây bao bì chỉ thể hiện chữ nước ngoài hoàn toàn không có nhãn phụ, cảnh báo, nên rất dễ gây hiểu lầm cho trẻ em, lứa tuổi chưa nhận biết được đâu là sản phẩm nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tại Cửa hàng Thế giới đồ chơi Mian Mian ngang nhiên bày bán đồ chơi dành cho trẻ em hàng trắng thông tin, chữ nước ngoài hoàn toàn không có nhãn phụ theo quy định, dễ gây hiểu lầm cho trẻ em.
Điểm chung của các hệ thống, cửa hàng trên đều kinh doanh sản phẩm hàng hóa có chữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ tiếng Việt. Điều đó khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của các dòng sản phẩm. Thậm chí người tiêu dùng có quyền nghi vấn: liệu tại các cửa hàng trên có đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu?
Nhằm thông tin khách quan đa chiều, ngày 25/10/2023, phóng viên đã đến Cục Quản lý Thị trường tỉnh Tây Ninh để liên hệ trao đổi thông tin về các vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, gần 2 tháng nay, phóng viên vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ đơn vị này.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hồ Quang Thái - Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: “Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Việc các đơn vị kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, kinh doanh hàng hóa trôi nổi, … là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, các cơ sở kinh doanh còn có dấu hiệu vi phạm: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP, ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3