Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua


(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Một bệnh nhân bị ngộ độc món cá ủ chua được điều trị tại bệnh viện.
Theo xác minh ban đầu của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phước Sơn, ca ngộ độc đầu tiên tại thôn 2, xã Phước Chánh nhưng đi làm công nhân tại TP Đà Nẵng.
Khoảng 11h ngày 21/7, tại phòng trọ anh Hồ Văn Nguyên (SN 1987) có tổ chức dùng cơm trưa cùng với vợ là Hồ Thị Hia (SN 1999) và 2 người khác là Hồ Văn Đèo (SN 2001), Hồ Văn Quốc (SN 1998).
Bữa ăn trưa có các món cá Niên do anh Nguyên tự đánh bắt tại suối Nước Mỹ thuộc xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn và mang về Đà Nẵng tự làm ủ chua, cơm, cá nục tươi chiên, canh rau nấu với cá nục.
Đến 18h cùng ngày, cả nhóm tập trung tại phòng trọ để ăn cơm tối và thức ăn như lúc trưa. Đến 19h, chị Hia có triệu chứng buồn nôn, nôn (5 lần kèm nước và thức ăn), khó thở, đại, tiểu tiện khó. Sau đó được người nhà đưa đến TTYT quận Sơn Trà để theo dõi và điều trị.
Sáng 24/7, sau khi bệnh không thuyên giảm, có tiến triển nặng hơn, khó thở, nhìn mờ, bụng trướng nên chị Hia được chuyển lên Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Còn anh Hồ Văn Đèo, khoảng 5h ngày 22/7 có biểu hiện buồn nôn, sau đó nôn liên tiếp trên 10 lần, người mệt, đau đầu, đau họng, choáng, không ăn uống được. Lúc 10h cùng ngày, anh được bạn cùng phòng chở từ Đà Nẵng về lại Phước Sơn để nhập viện điều trị, được đưa vào khoa Cấp cứu TTYT huyện Phước Sơn lúc 1h sáng ngày 23/7 và được chẩn đoán NĐTP/viêm dạ dày.
Sau khi theo dõi và điều trị thì ngày 24/7 bệnh nhân vẫn mệt, ăn uống kém, nhìn mờ, bụng trướng và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam lúc 10h15 để tiếp tục theo dõi và điều trị. Các trường hợp còn lại gồm anh Nguyên và Quốc không có triệu chứng gì bất thường.
Ca NĐTP thứ hai xảy ra tại thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn. Trưa 23/7, tại khu vực rừng núi ở địa phương, nhóm người gồm Hồ Văn Quyết (SN 2009), Hồ Thị Vưa (mẹ Quyết), Hồ Văn Dôn, Hồ Thị Váy (vợ Dôn), Hồ Văn Theo, Hồ Thị Dơn (vợ Theo), Hồ Văn Hùng (con trai Theo và Dơn) cùng nhau dùng bữa cơm trưa với các món cá thập cẩm (cá niên, cá rô, cá trắng) do anh Theo tự đánh bắt tại suối Nước Mỹ thuộc xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn tự làm ủ chua, cơm.
Sau khi dùng bữa trưa thì Quyết cùng mẹ về nhà, đến 18h dùng cơm tối cùng mẹ gồm cơm và cá kho, sau đó đến 20h Quyết bị đau đầu, buồn nôn, nôn (5 lần), choáng, người mệt mỏi.
Trong ngày 24/7, Quyết không ăn uống được, buồn nôn, nôn (2 lần) nên lúc 19h45 cùng ngày được anh trai là Hồ Văn Xái đưa vào khoa Cấp cứu TTYT huyện Phước Sơn và được chẩn đoán NĐTP/ viêm dạ dày với biểu hiện người mệt, buồn nôn, nôn (1 lần) choáng, mắt nhìn mờ, chưa đại tiểu tiện.
Sau đó bệnh nhân được truyền dịch và chuyển lên BVĐK khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam lúc 20h39 ngày 24/7 để tiếp tục theo dõi và điều trị. Các trường hợp còn lại cùng ăn bữa trưa không có triệu chứng gì bất thường.
Ngay sau khi xảy ra 2 vụ NĐTP trên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, BVĐK khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, TTYT huyện Phước Sơn kiểm tra, báo cáo, tiến hành cấp cứu và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân. Đến thời điểm này, tình hình sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định.
Trước đó, vào tháng 3/2023 trên địa bàn huyện Phước Sơn, Quảng Nam ghi nhận có 3 vụ NĐTP cá ủ chua tại các xã Phước Đức, Phước Chánh, Phước Kim làm 10 người bị ngộ độc, trong đó 1 bệnh nhân tại xã Phước Đức tử vong; 9 bệnh nhân khác được đưa đến BVĐK khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cấp cứu, điều trị.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3