Công ty Tân Sơn Anh khẳng định không quảng cáo trên Facebook?


(CHG) Đại diện Công ty Cổ phẩn Quốc tế Tân Sơn Anh khẳng định, công ty không sử dụng mạng xã hội Facebook cũng như không quảng cáo sản phẩm sữa dinh dưỡng Diabet Caretrên nền tảng này. Tuy nhiên, những thông tin của chúng tôi thu thập được không đúng như vậy.

Trước đó, trong bài viết “Sữa thảo dược Diabet Carequảng cáo như thuốc chữa bệnh tiểu đường?, Tạp chí Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã thông tin về sự việc sữa dinh dưỡng Diabet Care+có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật, đánh lừa người tiêu dùng. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, sữa thảo dược Diabet Care+được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh (địa chỉ tại 220/9/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh). Sản phẩm được đóng gói tại Công ty TNHH Thảo Dược Thanh Hằng (địa chỉ tại Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Sữa hạt dinh dưỡng Diabet Care được quảng cảo rộng rãi trên sàn thương mại điện tử với công dụng ổn định đường huyết. 

Sau khi tiếp nhận thông tin, Tạp chí Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã liên hệ đến Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh. Khi được hỏi về việc sữa dinh dưỡng Diabet Care được quảng cáo có dấu hiệu “thổi phồng” công dụng như thuốc trị bệnh tiểu đường trên trang Facebook có tên “Tân Sơn Anh – Phân phối sữa thảo dược và thực phẩm bổ trợ sức khoẻ”, đại diện công ty này khẳng định, công ty không sử dụng mạng xã hội Facebook cũng như không quảng cáo sản phẩm trên nền tảng này (?)

Vậy thì với những thông tin về việc sản phẩm sữa thảo dược Diabet Carequảng cáo có dấu hiệu sai quy định pháp luật trên mạng xã hội, dư luận không khỏi thắc mắc rằng: Liệu Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh (đơn vị phân phối, công bố sản phẩm) có chịu trách nhiệm về những thông tin trên mạng xã hội quảng cáo “thổi phồng” chất lượng sản phẩm sữa thảo dược Diabet Caredo công ty này điều hành? Nếu chất lượng sản phẩm không đúng như quảng cáo, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm?

Để làm rõ những vấn đề trên, Tạp chí Chống hàng giả và Gian lận thương mại đề nghị các cơ quan chức năng như Tổng cục Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Cục An toàn thực phẩm vào cuộc kiểm tra việc phân phối, quảng cáo sản phẩm sữa dinh dưỡng Diabet Care trên mạng xã hội.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh. 

Trước thực trạng sữa non được quảng cáo “vống” công dụng nhằm trục lợi trên lòng tin người tiêu dùng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Về bản chất, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng như một loại thuốc. Nếu quảng cáo thực phẩm chức năng không nêu rõ là hỗ trợ thì không đúng.

Để tránh mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc chất lượng, người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác để tránh trường hợp ''tiền mất tật mang''.

Đối với cơ sở, cá nhân vi phạm về quy định về quảng cáo thực phẩm sẽ bị xử phạt theo Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm như sau: 1. Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. 2. Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. 4. Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật; b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông luật

 

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3