Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh có đang bỏ lọt hành vi vi phạm của Tiktoker Vua Quạt?

Những ồn ào xoay quanh Tiktoker Vua Quạt dường như “nóng” trở lại ngay sau khi Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định xử phạt đối với đơn vị sản xuất quạt Cơ điện Yên Phong. Một số ý kiến cho rằng, phía Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh đang bỏ lọt hành vi vi phạm của đơn vị trên, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ việc.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Lập “công ty ma” buôn lậu loa, đồng hồ, quạt từ Pháp về Việt Nam tiêu thụ

(CHG) Nguyễn Văn Nam sử dụng giấy tờ của người khác thành lập Công ty TNHH Vận tải quốc tế NA để buôn lậu hàng từ Pháp về Việt Nam, lô hàng ước trị giá khoảng 2 tỷ đồng, bị cơ quan công an khởi tố.

Xem chi tiết
Bắc Ninh: Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh quạt điện của ông T.Đ.T.

Xem chi tiết
Cơ quan chức năng huyện Yên Phong thu giữ nhiều hàng hoá của Tiktoker “Vua Quạt”

(CHG) Sau khi tiếp nhận thông tin từ Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, các cơ quan chức năng huyện Yên Phong đã vào cuộc, thẩm tra, xác minh, kiểm tra sự việc.

Xem chi tiết
Dấu hiệu vi phạm pháp luật của “Vua Quạt” Yên Phong

(CHG) Doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật lại còn ngông cuồng xúc phạm cá nhân, tổ chức và cơ quan chức năng. Vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dư luận đặt câu hỏi: “Vua quạt” là ai?

Xem chi tiết
Nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc quạt do Công ty Cơ điện Yên Phong sản xuất

LTS: Thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Đây là loại hình kinh doanh tiên tiến, kênh thương mại vô cùng thuận lợi để người bán hàng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ: hàng giả; hàng nhái; hàng kém chất lượng; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ... hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật. Bản chất của việc kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử là quá trình tương tác giữa người bán và người tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số, không gian ảo, bởi vậy hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, để các đối tượng kinh doanh những sản phẩm hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật lợi dụng trục lợi. Rào cản lớn nhất đối với cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý và kiểm soát những đơn vị này chính là việc các đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm trên không gian mạng thường không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt hàng trực tuyến, phân tán hàng hóa nhiều nơi, chỉ giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, khó xác định nguồn hàng. Việc giao hàng chủ yếu được thực hiện qua dịch vụ vận chuyển, các đối tượng thường che giấu thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc, mua bán, thanh toán, vận chuyển. Bởi vậy, việc xác định được đối tượng, đơn vị kinh doanh hàng hóa vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là vô cùng khó khăn không chỉ với người tiêu dùng, mà còn cả với các cơ quan quản lý nhà nước. Khó khăn để xác định được đối tượng là thế, nhưng sau khi người dân, cơ quan báo chí đã cung cấp thông tin về các đối tượng và địa chỉ cụ thể, tuy nhiên, một số cơ quan chức năng lại chậm chễ trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách triệt để. Điều này rất có thể sẽ để lại những hậu quả khó lường: hàng hóa vi phạm vẫn được “tuồn” ra thị trường; đối tượng tẩu tán hàng hóa vi phạm; niềm tin người tiêu dùng bị suy giảm; người tiêu dùng sử dụng những hàng hóa kém chất lượng dẫn đến những nguy cơ rủi ro;... Gần đây, sau khi nhận được thông tin từ người tiêu dùng, Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, phóng viên Tạp chí CHG đã có buổi trao đổi thông tin và cung cấp hình ảnh hàng hóa vi phạm (người tiêu dùng cung cấp) tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh về việc tài khooản Tiktok mang tên “Vua Quạt”- đơn vị Cơ điện Yên Phong ( đường 286, thôn Yên Tân, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) sản xuất, kinh doanh quạt dân dụng, quạt công nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Thế nhưng, việc kiểm tra, kiểm soát dường như chưa được kịp thời.

Xem chi tiết
Thu giữ 5.000 sản phẩm thiết bị điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ

(CHG) Trên 5.000 sản phẩm thiết bị điện gồm quạt phun sương, quạt laptop, bảng tự xóa, mũ chống nắng, bút thử điện... không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị Quản lý thị trường TP. Hà Nội thu giữ.

Xem chi tiết
Hà Nội hỏa tốc chỉ đạo xác minh vi phạm trong kinh doanh hàng hóa thiết bị điện

(CHG) Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc số 551/QLTTHN-NVTH gửi Đội trưởng các Đội QLTT nhanh chóng xác minh, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm trong kinh doanh, lưu thông hàng hóa thiết bị điện.

Xem chi tiết
Giám sát thị trường máy phát điện và thiết bị tích điện

(CHG) Trước thông tin “cháy hàng” máy phát và quạt tích điện do nhu cầu của người dân tăng đột biến để ứng phó với thời tiết nắng nóng khi bị mất điện luân phiên, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang đã khảo sát thị trường, nắm tình hình tại địa bàn nhằm xử lý nghiêm nếu phát hiện hành vi sai phạm.

Xem chi tiết
​Lưu ý lựa chọn quạt tích điện tránh hàng kém chất lượng

(CHG) Nắng nóng, mất điện luân phiên khiến nhu cầu về thiết bị tích điện làm mát tăng, trong đó có quạt tích điện. Thị trường hiện có đa dạng các loại quạt tích điện vậy làm sao để lựa chọn sản phẩm tốt nhất?

Xem chi tiết

Trang 1/2