Quản lý thuế minh bạch hơn qua hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền


(CHG) Năm 2022, ngành Thuế đã triển khai thành công hóa đơn điện tử và rất nhiều dịch vụ công trực tuyến khác, đồng thời đang tiếp tục triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Triển khai hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền là hình thức hóa đơn có lợi hơn cho cả người bán và người mua
Những thay đổi trên không chỉ góp phần vào hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, mà còn góp phần hiện thực hóa "Chiến lược chuyển đổi số quốc gia" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nền tảng để quản lý thuế hiệu quả

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã tổ chức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tổng cục Thuế xác định triển khai hóa đơn điện tử là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng tạo nền tảng về dữ liệu để thực hiện quản lý thuế hiệu quả, là động lực cho công cuộc chuyển đổi số ngành Thuế nói riêng và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và của toàn xã nội nói chung.
Không chỉ có
hóa đơn điện tử, năm 2022, ngành Thuế còn triển khai thành công rất nhiều dịch vụ công trực tuyến khác, như: EtaxMobile, Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, Cổng dữ liệu thông tin về sàn thương mại điện tử… Đây là những bước thay đổi cơ bản không chỉ góp phần vào hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, mà qua đó còn hiện thực hóa Chiến lược chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Theo Tổng cục Thuế, việc triển khai
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền, là hình thức hóa đơn có lợi hơn cho cả người bán và người mua. Người bán có thể xuất hóa đơn từ phần mềm bán hàng, không có độ trễ do mã của cơ quan thuế được người bán chủ động gắn trên hóa đơn, vì cơ quan thuế đã thông báo chấp nhận sử dụng dải ký tự mã của cơ quan thuế cho người nộp thuế, khi người nộp thuế đăng ký hoặc thay đổi đăng ký sử dụng hóa đơn. Người mua hàng hóa dịch vụ có thể sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là chi phí hợp pháp và có thể sử dụng hóa đơn này tham gia chương trình "Hóa đơn may mắn". Rất đơn giản, người mua chỉ cần cung cấp thông tin về chứng minh nhân dân/căn cước công dân mà không nhất thiết phải nhớ mã số thuế khi đề nghị người bán xuất hóa đơn theo quy định.
Việc triển khai trên toàn quốc
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, trong đó có nhóm dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại đã được ngành Thuế đặc biệt quan tâm. Để việc triển khai hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền đi vào cuộc sống, cơ quan thuế các cấp đã và đang chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ để toàn dân hiểu, có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiểu và lựa chọn chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền.

8 đối tượng sẽ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 11 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Tổng cục Thuế, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo 8 mô hình kinh doanh sau sẽ thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, gồm: Trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.
Để được áp dụng
hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải đáp ứng điều kiện: Có thể thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử như có chữ ký số và đăng ký để được cơ quan thuế cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử; có hạ tầng công nghệ thông tin (máy tính hoặc thiết bị điện tử có kết nối internet, email); sử dụng phần mềm lập hóa đơn điện tử. Đây là phần mềm có thể khởi tạo hóa đơn điện tử, đồng thời có thể truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
Hiện tại, Tổng cục Thuế đã xây dựng lộ trình để triển khai
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền. Việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền được coi là bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số của ngành Thuế.

2,1 tỷ hóa đơn điện tử đã được phát hành

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến 24h ngày 21/11/2022, đã có trên 2,1 tỷ hóa đơn điện tử được phát hành.
Hiện ngành Thuế đang triển khai kế hoạch nâng cấp hệ thống quản lý
hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền. Song song với đó, Tổng cục Thuế đang xây dựng kho cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử và triển khai các giải pháp, công cụ phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro về thuế.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/quan-ly-thue-minh-bach-hon-qua-hoa-don-dien-tu-khoi-tao-tu-may-tinh-tien-102221214092043835.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Rủi ro xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ cao: Thực trạng và một số khuyến nghị

TÓM TẮT: Việt Nam có rất nhiều nông sản nổi tiếng đã gây tiếng vang trên trường quốc tế như gạo ST25 được công nhận là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 do The Rice Trader tổ chức, hay quả vải được đón nhận ở Nhật Bản, Úc,… Thương hiệu nông sản Việt Nam ngày càng tiếp cận đến những thị trường khó tính và màu mỡ hơn. Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nông sản Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp thông tin về một số rủi ro ở các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình. Từ khóa: rủi ro, thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Xem chi tiết
Xung đột quyền giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu - Kinh nghiệm từ vụ việc thực tiễn

Tóm tắt: Đặc thù thổ nhưỡng và sự đa dạng văn hóa các vùng miền Việt Nam dẫn đến hiện tượng nhiều sản phẩm địa phương có chất lượng gắn kết nhất định với nguồn gốc địa lý. Mức độ gắn kết này không phải lúc nào cũng đủ thuyết phục cộng đồng địa phương quan tâm việc quảng bá sản phẩm, nhưng vẫn có những cá nhân, tổ chức mạnh dạn đầu tư và có nguyện vọng đăng ký nhãn hiệu là tên địa danh. Nhiều trường hợp, chính những cá nhân, tổ chức đi đầu đó lại chịu thiệt thòi khi phải từ bỏ thành quả đầu tư, do xung đột quyền với chỉ dẫn địa lý mà cộng đồng người sản xuất địa phương đồng lòng yêu cầu bảo hộ khi danh tiếng sản phẩm nâng cao. Đây là thực trạng được tác giả tìm hiểu và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nhằm hài hòa quyền lợi của các chủ thể. Từ khóa: xung đột quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, địa danh.

Xem chi tiết
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện chuyển đổi số của các Hợp tác xã tại tỉnh An Giang

TÓM TẮT: Nghiên cứu này sử dụng mô hình nghiên cứu hành vi ý định áp dụng công nghệ, xây dựng mô hình lý thuyết và phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội dựa trên dữ liệu khảo sát các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh An Giang để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi số của các hợp tác xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố, như: mục tiêu chiến lược của hợp tác xã, nguồn lực tài chính của hợp tác xã, cơ sở hạ tầng công nghệ và trình độ sử dụng công nghệ của nhân viên có ảnh hưởng đến ý định thực hiện chuyển đổi số của các hợp tác xã tại An Giang với mức độ ảnh hưởng tương ứng là 0,428; 0,32; 0,165; 0,13. Kết quả nghiên cứu này này sẽ giúp các hợp tác xã, các cơ quan quản lý nhà nước có thể xây dựng được lộ trình chuyển đổi số phù hợp, đồng thời xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho các hợp tác xã chuyển đổi số, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã theo lộ trình. Từ khóa: chuyển đổi số, hợp tác xã , ý định thực hiện chuyển đổi, tỉnh An Giang.

Xem chi tiết
Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam theo mô hình TOWS

TÓM TẮT: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra mô hình đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, du lịch, khu vực.

Xem chi tiết
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số tại Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TÓM TẮT: Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng của các tổ chức. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi nguồn nhân lực không đáp ứng được mục tiêu của tổ chức trong bối cảnh chuyển đổi số. Hoạt động đào tạo sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhân lực cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bài báo phân tích yêu cầu về nhân lực trong quá trình chuyển đối số và thực trạng đào tạo của Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số của Cục. Từ khóa: đào tạo, chuyển đổi số, Cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước.

Xem chi tiết
2
2
2
3