Người Việt chi 32.000 tỷ đồng mua hàng trên "mạng"
Trong khi các chợ truyền thống đang đìu hiu vắng khách thì chợ "mạng" lại hết sức sôi động. Trước đây, các hình thức livestream bán hàng thường thông qua các mạng xã hội quen thuộc như Facebook, YouTube, nhưng gần đây việc livestream bán hàng ngày càng sôi động hơn với sự tham gia của các sàn giao dịch điện tử như Shopee, TikTok hay Lazada.
Lướt một vòng Shopee hay TikTok, bất kể ngày hay đêm, trên các ứng dụng này đều có những chủ shop livestream bán hàng. Lượng khán giả, khách hàng theo dõi trực tiếp cũng tùy theo thời điểm, tuy nhiên shop nào live cũng có vài chục người xem và cân nhắc để chốt đơn.
![]() |
Livestream bán hàng ngày càng sôi động trên các sàn giao dịch điện tử |
Đặc biệt, qua sự kiện Black Friday, hàng loạt các gian hàng đã tổ chức livestream bán hàng với lượng mua sắm gần như bùng nổ. Với phiên livestream vào ngày Black Friday kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ tối 24/11 trên Shopee, Võ Hà Linh, một KOL chuyên bán hàng mỹ phẩm online, vừa công bố đã phá vỡ kỷ lục livestream của mình với 327.000 đơn hàng.
Theo thông tin từ nền tảng dữ liệu thương mại điện tử EcomHeat thuộc YouNet ECI vừa cung cấp, thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích từ 2,6 triệu gian hàng trực tuyến, bao phủ toàn bộ 4 sàn online đa ngành là Shopee, Tiki, Lazada và TikTok Shop đã cho thấy, chi tiêu cho mua sắm trực tuyến của người Việt tăng cao trong tháng qua. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy, có khoảng 405.000 nhà bán đã "nổ đơn" trên 4 sàn trong tháng 11.
Số liệu từ nền tảng này đã cho thấy, Shopee đứng đầu về doanh thu, với 72,7%, tương đương 22.670 tỷ đồng, trong tất cả nhóm ngành hàng, bỏ xa các sàn khác. TikTok Shop và Lazada với thị phần lần lượt là 17,2% và 9%, nhưng ưu thế trong các nhóm ngành hàng khác nhau.
Về mặt hàng dễ nhận thấy, TikTok Shop là nơi giao dịch các ngành hàng dễ mua, dễ dùng như thời trang và phụ kiện; làm đẹp; thực phẩm và đồ uống. Trong khi, Lazada thế mạnh ở những ngành hàng có giá trị cao như đồ công nghệ, gia dụng, thiết bị âm thanh. Với 385 tỷ đồng, công nghệ là nhóm ngành hàng mang lại nhiều doanh thu nhất cho Lazada trong tháng 11.
![]() |
4 sàn online đa ngành là Shopee, Tiki, Lazada và TikTok Shop với hàng triệu gian hàng bao phủ đã cho thấy, chi tiêu cho mua sắm trực tuyến của người Việt tăng cao. |
Riêng TikTok Shop đứng thấp nhất về giá trị trung bình sản phẩm. Trung bình, một sản phẩm bán ra trên đây chỉ có giá khoảng 108.000 đồng (Shopee là 116.000 đồng và Lazada là 162.000 đồng).
Bán hàng qua livestream tiếp tục bùng nổ
Để kích cầu tiêu dùng tháng cuối năm, các sàn đã tận dụng tung ra những chiến dịch mới. Theo đó, bán hàng qua livestream tiếp tục bùng nổ. Hình thức livestream cũng mở rộng đầu ra hiệu quả cho một số ngành hàng.
Ví dụ, tháng trước, YouNet ECI ghi nhận thời trang và phụ kiện là nhóm sản phẩm được mua nhiều nhất trên các sàn, doanh thu 8.104 tỷ đồng, gần gấp đôi nhóm ngành xếp thứ hai là làm đẹp (4.617 tỷ đồng).
Kết quả này phần nào nhờ thời trang, phụ kiện và làm đẹp đang hưởng lợi lớn từ hình thức bán hàng qua livestream nhờ sự tăng trưởng của TikTok Shop cùng những đầu tư mạnh dạn gần đây của Shopee cho Shopee Live, theo YouNet ECI.
Trong báo cáo kết quả mùa sale ngày độc thân, Shopee ghi nhận tổng cộng 722 triệu lượt tương tác, 603 triệu lượt xem các chương trình livestream trên sàn suốt kỳ.
Riêng ngày 11/11, tổng số người xem live tăng gấp 11 lần so với ngày thường, trung bình một nhà bán hàng trên sàn thực hiện livestream đến 7 giờ, đưa số lượng sản phẩm bán ra qua Shopee Live tăng 44 lần.
![]() |
Shopee "tung" sự kiện siêu sale 9/9 live thời trang và mỹ phẩm đã mang về nhiều con số ấn tượng. |
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho rằng, kết quả doanh thu xuyên suốt sự kiện 11/11 chứng minh việc đầu tư mạnh mẽ cho livestream đang đi đúng hướng.
Theo báo cáo nửa đầu 2023, sàn này cho hay, cộng đồng nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung - lực lượng có khả năng dẫn dắt các phiên livestream, tăng trưởng lần lượt là 210% và 330%.
Nguồn: Báo Công thương
(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.
Xem chi tiếtBài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtCHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.
Xem chi tiếtCHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Xem chi tiếtCHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền
Xem chi tiết