Bình Phước: Xúc tiến, tạo cơ hội thay vì chợ đợi nhà đầu tư


(CHG) - Được đánh giá là một địa phương có lợi thế trong khu có vị trí chiến lược trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng kết nối Việt Nam, Campuchia và khu vực. Với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, cùng với chính sách chiến lược trong phát triển kinh tế vĩ mô, Bình Phước mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).
Lợi thế là “vùng dự trữ” của Đông Nam Bộ
Bình Phước là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất miền Nam và vùng Đông Nam Bộ với hơn 6.876 km2, có 258.939 km đường biên giới, có vị trí địa lý chiến lược, giữ vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế mới; Có khí hậu ôn hòa, đất đai rộng lớn với nhiều dư địa phát triển.
Đồng thời, Bình Phước cũng là một trong tám tỉnh của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long với Tây Nguyên và với quốc tế (Campuchia, Lào, Thái Lan).
QL14
QL14 đi qua Thị xã Đồng Xoài kết nối với Long An, Đồng Nai và các tỉnh khu vực Tây Nguyên đang được nâng cấp, mở rộng (Ảnh: HU)
Sau hơn 25 năm tái thiết tỉnh, Bình Phước đã không ngừng phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Bình Phước hiện đang sở hữu 13 KCN với tổng diện tích 4.686 ha và 8 Cụm công nghiệp với diện tích 380ha. Trong đó 8 KCN đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng.
Số liệu báo cáo của Sở kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, trong 10 tháng của năm 2023, Bình Phước đã trở thành là một trong 10 địa phương có chỉ số thu hút vốn FDI nhất trong cả nước, với 41 dự án FDI và tổng số vốn đầu tư là 708 triệu USD.
Ông Võ Sá – Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, để khai thác tối đa những lợi thế về vị trí của Bình Phước và quỹ đất cho khu công nghiệp, hiện nay tỉnh Bình Phước huy động các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, xây dựng hệ thống giao thông kết nối vùng, tạo sự hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Cụ thể, như cao tốc TP.HCM - Chơn Thành - Ðắk Nông với tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỷ đồng; Tuyến Ðồng Phú - Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.253 tỷ đồng; Dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư với tổng vốn đầu tư 948,6 triệu USD; Quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An với tổng kinh phí đề xuất nâng cấp là 280 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bình Phước cũng dự kiến khởi công mới dự án như: Xây dựng đường giao thông phía Tây QL.13 kết nối Bàu Bàng - Chơn Thành - Hoa Lư; nâng cấp đường QL.13 đoạn Liên ngành – Hoa Lư; xây dựng đường ĐT.753B kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương; xây dựng cầu kết nối Long Tân (huyện Phú Riềng) – Tân Hưng (huyện Hớn Quản)....  
Cùng với đó là phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt… nhằm tạo lợi thế cho xuất, nhập khẩu hàng hóa trong vùng và các nước trong khu vực.
KCN Minh Hưng
KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, một trong những KCN kiểu mẫu tại Bình Phước có tỷ lệ lấp đầy 100% 
Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, thuộc nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong vùng Đông Nam Bộ. Bằng khát vọng, quyết tâm bứt phá chỉ riêng trong năm 2023, Bình Phước đứng đầu vùng Đông Nam Bộ về tốc độ tăng trưởng kinh tế và đứng thứ 11 so với cả nước. Cụ thể GRDP toàn tỉnh đạt 54.894,49 tỷ đồng (tăng 8,34% so với năm 2022). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 17.513,34 tỷ đồng, tăng 10,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng 17.205,78 tỷ đồng, tăng 7,12%; khu vực dịch vụ 18.119,72 tỷ đồng, tăng 8,34%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2.055,65 tỷ đồng, tăng 2,98%.
Xúc tiến, tạo cơ hội thay vì chợ đợi nhà đầu tư
Tại diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao EuroCham - tỉnh Bình Phước năm 2024” vừa diễn ra mới đây, sự kiện đã thu hút 360 đại biểu trong nước và quốc tế, trong đó có hơn 100 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu EuroCham như: Heineken, De Heus, Big Dutchman…và 21 phái đoàn ngoại giao đến từ đại sứ quán, tổng lãnh sự quán và hiệp hội các doanh nghiệp đến các nước như: Ả Rập Saudi, Australia, Bồ Đào Nha, Brunei, Canada…
Diễn đàn kinh tế Eurocham
Xúc tiến, tạo cơ hội thay vì chờ đợi nhà đầu tư là phương châm hành động để Bình Phước đón đầu làn sóng đầu tư mới (Ảnh:HU)
Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước – Bà Trần Tuệ Hiền chia sẻ, tỉnh Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị thế chiến lược và thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất công nghiệp. Vì vậy, phát triển Bình Phước thành trung tâm công nghiệp hiện đại, thu hút mạnh đầu tư nguồn vốn FDI là mục tiêu chiến lược của lãnh đạo tỉnh trong những năm gần đây.
Đồng thời, với nền tảng 4 tốt là hạ tầng tốt, nhân lực tốt, chính sách tốt và dịch vụ công tốt làm phương châm cho mục tiêu hành động. Bình Phước xác định mục tiêu hướng đến là ”xúc tiến, tạo cơ hội vì chợ đợi nhà đầu tư”, song song với việc đáp ứng tốt nhất các nhu cầu phục vụ, làm hài lòng các nhà đầu tư khi đến với tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp EuroCham.
Theo chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, các lĩnh vực mà tỉnh đang ưu tiên và khuyến khích đầu tư gồm: Công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; Khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu; Trồng, chăm sóc,nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng; Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng; Văn hóa, xã hội, thể thao, y tế…
“Để đón bắt cơ hội mới trong đầu tư, Bình Phước luôn sát cánh và đồng hành với doanh nghiệp; lắng nghe, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh. Cùng với nhiều chính sách ưu đãi và mời gọi nhà đầu tư, tỉnh Bình Phước đang nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới”. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước khẳng định.
Hiện tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong, ngoài nước như: Tập đoàn Sikico Group, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Becamex IDC, Tập đoàn CP, Dabaco, New Hope, Jappa Comfeed... Những thương hiệu này là chất dẫn xuất hấp dẫn cho các nhà đầu tư khác đến với Bình Phước.
Hiện nay, quỹ đất dành cho công nghiệp đã sẳn sàng tại các vị trí thuận lợi về giao thông, với 13 KCN đã được Thủ tướng phê duyệt, có diện tích 6.061ha; 02 KCN tại Khu Kinh tế với 728ha; và 32 cụm CN với 1827.41ha.
Đồng thời, tỉnh cũng đã trình và được Chính phủ đồng ý mở rộng các KCN Minh Hưng III 577,53ha, Bắc Đồng Phú 317 ha, Nam Đồng Phú 480 ha, Minh Hưng - Sikico 1.000 ha… Đồng thời, bổ sung quy hoạch mới KCN và dân cư Đồng Phú 6.317 ha, 03 KCN huyện Phú Riềng 1.300 ha và một số Khu công nghiệp tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư…
Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3