Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với việc sửa đổi Luật Giá nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng, qua 10 năm thực thi Luật Giá hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đó là vai trò, phạm vi quản lý, điều tiết giá của Nhà nước trong vận hành nền kinh tế cần được nghiên cứu, hoàn chỉnh; nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng đã và đang cản trở hoạt động trong một số lĩnh vực. Đồng thời, tính thống nhất, đồng bộ của Luật với một số đạo luật liên quan đến quản lý giá trong một số trường hợp chưa bảo đảm.
Buổi thảo luận tại tổ 7 (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp). Ảnh: Quang Khánh
Tuy nhiên, qua rà soát dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé cho rằng, vẫn còn nhiều điều khoản giao cho Chính phủ quy định. Cụ thể, trong số 72 điều của dự thảo Luật thì có đến 13 điều giao Chính phủ quy định, trong đó nhiều nội dung quan trọng, có thể dẫn đến phát sinh vướng mắc trong thực hiện, không bảo đảm yêu cầu pháp điển hóa. Do đó, đại biểu đề nghị, với những quy định đã thực hiện ổn định thời gian qua thì nên đưa ngay vào luật, giảm bớt thông tư, nghị định hướng dẫn sau khi Luật được ban hành để Luật có hiệu lực ngay.
Cụ thể hành vi bị cấm để tránh lạm dụng, nhũng nhiễu, trục lợi
Điểm c, Khoản 2 Điều 7 quy định nghiêm cấm đối với hành vi: “Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách của Nhà nước và điều kiện bất thường khác để tăng giá bản hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý không phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá so với trước khi điều chỉnh giả”.
ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) cho rằng, cụm từ “điều kiện bất thường”, “bất hợp lý” mang nhiều yếu tố định tính, có thể tạo khó khăn cho các chủ thể chịu sự quản lý của Luật Giá do không có quy định về lợi nhuận định mức ngành và nguyên tắc cung - cầu, không thể có số liệu thống kê về lợi nhuận định mức ngành để khống chế việc tăng giá, nhất là việc tăng giá không phải là mặt hàng thiết yếu trong những thời điểm nhất định.
Do đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị, xem xét quy định rõ hơn cụm từ “điều kiện bất thường”, “bất hợp lý” hoặc quy định về trách nhiệm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành về nội dung này, tránh việc có thể áp dụng tùy tiện trong thực tiễn, cũng như khả năng rủi ro lạm dụng quy định này để nhũng nhiễu, trục lợi.
Đại biểu cũng đề nghị xem xét bổ sung 2 hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Khoản 2, Điều 7 dự thảo Luật đó là, nghiêm cấm: “Các doanh nghiệp độc quyền hoặc giữ vị trí thống lĩnh thị trường bán không đúng giá Nhà nước quy định; lợi dụng vị thế độc quyền của mình để định giá độc quyền ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng”; “Có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá”.
Nguồn: https://daibieunhandan.vn/thoi-su-quoc-hoi/bo-sung-2-hanh-vi-bi-nghiem-cam-doi-voi-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanh-hang-hoa-dich-vu-i306678/
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết