Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động của thị trường bảo hiểm


(CHG) Bộ Tài chính cho biết, đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động của thị trường bảo hiểm, trong đó có thiết lập đường dây nóng, tiếp xúc người dân để xử lý những sai phạm...

 Ảnh minh họa.
Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều giải pháp chấn chỉnh hoạt động của thị trường bảo hiểm, cụ thể như sau:
Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh liên quan đến bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng (TCTD). Tính đến 25/4, đường dây nóng đã nhận được 192 kiến nghị, phản ánh qua điện thoại và 299 kiến nghị, phản ánh qua email. Bộ Tài chính đã phân loại xử lý 350 đơn tố cáo liên quan đến phân phối bảo hiểm qua ngân hàng.
Ngoài ra, Thanh tra Bộ đã chủ trì buổi tiếp dân với sự tham gia của đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm làm việc với 5 công dân đại diện cho nhóm người đến Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính đã chuyển thông tin cho Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước để phối hợp quản lý, giám sát. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước xây dựng Quy chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo hiểm của tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính cũng đã cung cấp thông tin với Bộ Công an nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính, đồng thời,  chuyển các đơn thư có nội dung phản ánh các hành vi có dấu hiệu hình sự sang Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Bộ Tài chính có công văn chấn chỉnh hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng của các doanh nghiệp và yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với các ngân hàng, nghiêm túc tuân thủ quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm về việc không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Bộ cũng làm việc với một số doanh nghiệp bảo hiểm có phản ánh của khách hàng và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm xem xét, xử lý dứt điểm khiếu nại của khách hàng, bảo đảm quyền lợi khách hàng trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và quy định của pháp luật.
Về quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính cũng đã có cuộc làm việc và yêu cầu các doanh nghiệp rà soát tổng thể, tăng cường giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và quản lý chất lượng đại lý, tăng cường các chế tài đối với đại lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tổ chức thiết lập và công bố đường dây nóng và các bộ phận thường trực với cán bộ có thẩm quyền để tiếp nhận và giải đáp, xử lý dứt điểm, kịp thời các phản ánh/thắc mắc của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm.
Bộ Tài chính sẽ đẩy nhanh công tác thanh tra trong quý 2 và 3/2023 trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, phân tích đánh giá 5 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc kế hoạch thanh tra năm 2023.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam rà soát và hoàn thiện ngay bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý bảo hiểm, các quy tắc chuẩn mực để áp dụng chung cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Có chế tài xử phạt nghiêm trong trường hợp vi phạm./. 
Thị trường bảo hiểm, trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng tài sản thị trường ước đạt gần 850 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước, đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt hơn 708 tỷ đồng.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 75.300 tỷ đồng, tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt hơn 52.000 tỷ đồng, tăng 0,5% so với năm trước. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt hơn 23.500 tỷ đồng, tăng 20,71% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 7.417 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 16.104 tỷ đồng. 
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3