Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo hiểm vi mô


(CHG) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 5/5/2023 quy định về bảo hiểm vi mô.

Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 5/5/2023 quy định về bảo hiểm vi mô.
Theo quy định, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô
Nghị định quy định số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hằng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hằng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Nghị định cũng quy định rõ sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai và sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai.
Sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro sức khỏe có thời hạn không quá 5 năm
Đối với sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai, Nghị định quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp: Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống; các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm.
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp: Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống; các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
Nghị định nêu rõ, tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố "Sản phẩm bảo hiểm vi mô" để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Đối với sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai, Nghị định quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau:
1- Quyền lợi chăm sóc sức khỏe: Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm.
2- Quyền lợi bảo hiểm tai nạn: Chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.
3- Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm.
4- Quyền lợi trợ cấp mai táng: Chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả.
5- Quyền lợi bảo hiểm tài sản: Chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm./.
Bảo hiểm vi mô (Microinsurance) là hình thức bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp đang được mở rộng tại các quốc gia nghèo và đang phát triển, trong đó, người thu nhập thấp đóng phí cho tổ chức cung cấp bảo hiểm để nhận được khoản hỗ trợ tài chính khi xảy ra rủi ro. Với đặc trưng là phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm nhỏ, đơn giản về các thủ tục tham gia cũng như yêu cầu chi trả quyền lợi, bảo hiểm vi mô đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhằm bảo vệ những người nghèo có thu nhập thấp trong xã hội trước những rủi ro về thương tật, tử vong và tài sản.
Theo Báo cáo triển vọng việc làm và xã hội châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có khoảng 22 - 25 triệu người trong khu vực có thể rơi vào tình trạng nghèo đói do tác động của đại dịch Covid-19. Đây là các chủ thể yếu thế trong xã hội, nhạy cảm trước những rủi ro rất cần được bảo hiểm nhưng lại không có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm thương mại thông thường.
Bên cạnh đó, tại các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ dân cư thu nhập thấp chiếm tỷ trọng cao, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong trường hợp này, bảo hiểm vi mô sẽ là cứu cánh hữu hiệu cho công tác an sinh, góp phần xoá đói, giảm nghèo và ổn định xã hội.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/chinh-phu-ban-hanh-nghi-dinh-quy-dinh-ve-bao-hiem-vi-mo-102230505193519909.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

​CHG - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm xây dựng một đất nước dân chủ, kỷ cương và phục vụ nhân dân. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, ngày 9-11-2022, “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” là phương thức thể hiện quan điểm ấy của Đảng.

Xem chi tiết
Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng - Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra

​CHG - Tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là một trong “bốn kiên định” thuộc quan điểm chỉ đạo phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng qua gần 40 năm đổi mới đã giúp Đảng không ngừng nâng cao bản lĩnh, sức chiến đấu, đứng vững trước những biến động nhanh chóng của thời cuộc và đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng thời gian qua.

Xem chi tiết
Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Đề tài Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng do ThS. Phạm Thị Ngọc Mai (Khoa Tài chính Ngân hàng và Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực

Đề tài Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực do Lương Thị Minh Thu1 - Bùi Thị Ngọc Tú1 - Phạm Thị Thu Thủy1 - Vũ Quỳnh Trang1 - TS. Nguyễn Thị Thu Hiền2 (1Sinh viên K57F5, Trường Đại học Thương mại - 2Giảng viên, Trường Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên

Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Trang 1- CN Trần Trung Tín1 - CN Hoàng Sơn Hiếu1 - TS. Lê Ngọc Nương2 (1Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3