Ngày 28/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo "Tham vấn giải pháp công nghệ chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho Việt Nam".
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, sản xuất lúa gạo hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải methane của toàn ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu các vùng chuyên canh lúa quy mô lớn; liên kết chưa chặt chẽ giữa người trồng lúa với hợp tác xã và doanh nghiệp; các biện pháp canh tác còn chưa bền vững đặt ra không ít thách thức đối ngành sản xuất lúa gạo trong tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính.
Tại hội thảo, nhiều diễn giả đã nhấn mạnh đến việc phát triển lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải góp phần giúp Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng "0" vào năm 2050. Đặc biệt, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, thậm chí một số khâu phải tự động hóa phải được áp dụng trong sản xuất lúa gạo.
Theo ông Cao Thăng Bình, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp phải chú trọng đến công nghệ canh tác tiên tiến như: Áp dụng kỹ thuật số giảm sử dụng các yếu tố đầu vào và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cấp hạ tầng thủy lợi; cải thiện cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị trong vận chuyển, chế biến và tiếp thị nông sản cũng như nâng cao khả năng tiếp cận tài chính carbon…
Một số ý kiến cho rằng, thông qua hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp nói chung và lương thực nói riêng cần tăng cường sáng kiến và giải pháp kỹ thuật thông minh qua đó tạo thành quy trình sản xuất thống nhất gắn với từng vùng sinh thái khác nhau, vừa nâng cao giá trị cho người sản xuất, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.
TS. Bas Bouman, Giám đốc nghiên cứu và Trưởng ban Tác động Bền vững của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) cho biết: Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo ở châu Phi và châu Á hiện đang phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt bất thường gây mất mùa.
Đồng thời, sản xuất lúa gạo cũng gây ra lượng khí thải carbon cao từ các cánh đồng bị ngập nước liên tục, sử dụng nhiều đầu vào (ví dụ như hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu và năng lượng), đốt và ủ rơm rạ cũng như thất thoát sau thu hoạch. Những vấn đề nói trên cũng là trường hợp của Việt Nam.
Do đó, Việt Nam cần tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, phát thải thấp và sản xuất bền vững. Những mục tiêu này sẽ được hỗ trợ bởi các đổi mới thích ứng với biến đổi khí hậu, canh tác chính xác và cơ giới hóa.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: "Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh" sẽ trình Chính phủ thời gian tới có ý nghĩa quan trọng trong chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo đó, vùng chuyên canh lúa chất lượng cao sẽ sử dụng giống có chứng nhận đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu đa giá trị, nhất là về dinh dưỡng, nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp. Bên cạnh đó, áp dụng quy trình canh tác bền vững, sử dụng ít vật tư đầu vào, nhất là phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giống, nước và được tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh hợp tác liên kết. Các vùng lúa chất lượng cao quy mô lớn sẽ được cơ giới hóa, đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, được số hóa vùng trồng truy xuất nguồn gốc.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/buoc-chuyen-manh-tu-de-an-1-trieu-ha-lua-chat-luong-cao-102230328173451974.htm
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết