Cần bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp


(CHG) Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, việc bình ổn giá phải theo quy luật thị trường và định hướng quản lý của Nhà nước để bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhất là bảo vệ lợi ích của những người yếu thế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Cần giữ quy định về Quỹ bình ổn giá

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21, sáng 15/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi)

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu rõ, về Quỹ bình ổn giá, Điều 17 Luật Giá hiện hành quy định: trong trường hợp cần thiết, lập Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm hỗ trợ bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống. Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá. Hiện nay, trên thực tế chỉ có Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động nhằm mục tiêu bình ổn giá.

Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, cần giữ quy định về Quỹ bình ổn giá trong Luật Giá (sửa đổi) nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như dự thảo Luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, về thẩm quyền thành lập còn ý kiến khác nhau. Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận thấy, để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng thời để tương đồng với thẩm quyền quyết định Danh mục hàng hóa bình ổn giá, đề nghị quy định: Quốc hội có thẩm quyền thành lập Quỹ, trong thời gian giữa 2 kỳ họp, trường hợp cấp bách, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập Quỹ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Về phía Cơ quan soạn thảo đề nghị giao Chính phủ quy định việc thành lập để bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho biết, có ý kiến cho rằng, theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay chỉ duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì vậy, không nên quy định thành 1 điều trong Luật về quỹ mà chỉ quy định tại điều khoản chuyển tiếp để tiếp tục thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tránh trường hợp tiếp tục thành lập quá nhiều loại quỹ.

Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Cân nhắc thêm các quy định về thẩm quyền

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã được tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư, chỉnh lý công phu, nhiều nội dung có căn cứ lập luận, cơ sở thuyết phục.

Về Quỹ bình ổn giá quy định tại Điều 20, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu đổi tên Điều 20 theo hướng rộng hơn gồm cả các biện pháp bình ổn giá. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trong thực tế việc bình ổn giá phải theo quy luật thị trường và quản lý, định hướng quản lý của Nhà nước để bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhất là bảo vệ lợi ích của những người yếu thế.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu những trường hợp, tình huống rất bất ngờ, rất đặc biệt như thiên tai, hỏa hoạn, tình trạng khẩn cấp... thường sẽ có nhiều người, doanh nghiệp đầu cơ để trục lợi về hàng hóa thì khi đó Nhà nước có thể đưa ra những Nghị quyết đặc biệt. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu để có sự tương thích đối với dự án Luật Phòng Thủ dân sự.

Liên quan đến thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ Tư, nhiều đại biểu và cơ quan thẩm tra đề nghị nên giữ như quy định của Luật hiện hành. Việc thay đổi danh mục này sẽ tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân, của doanh nghiệp. Tuy nhiên để bảo đảm sự linh động hơn, trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành có thể nghiên cứu thêm trường hợp trong thời gian Quốc hội không họp, có thể ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, như vậy cũng nhằm chia sẻ trách nhiệm cho Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, dự thảo Luật có 5 Điều quy định về thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong khi đó, theo Luật Tổ chức Chính phủ, thẩm quyền chung thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực sẽ do Chính phủ phân công cho các bộ, ngành để thống nhất quản lý. Nhưng có những điều, khoản của dự thảo Luật quy định quá chi tiết chức năng nhiệm vụ cho các bộ, ngành về lĩnh vực giá. Điều này có thể dẫn đến sự chồng chéo, bỏ sót trong quản lý nhà nước. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc thêm các quy định về thẩm quyền.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giá (sửa đổi); đề nghị tiếp thu tối đa ý kiến góp ý tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội và một số cơ quan hữu quan; đồng thời chủ trì cùng cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến tham gia để bảo đảm chất lượng dự án Luật khi trình Quốc hội.

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, ngoài xin ý kiến toàn diện về dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần nêu rõ các nội dung lớn, nội dung quan trọng, các nội dung còn có ý kiến khác nhau cần xin ý kiến, quan điểm của cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo về các nội dung này; báo cáo rõ việc đáp ứng các mục tiêu, quan điểm, định hướng chính sách lớn đặt ra khi sửa đổi Luật.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/thoi-su-quoc-hoi/du-an-luat-gia-sua-doi-can-bao-dam-hai-hoa-loi-ich-cua-nha-nuoc-nguoi-dan-doanh-nghiep-i318868/

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Đề tài Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 do ThS. Phạm Thị Tươi (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững

Đề tài Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững do ThS. Trần Phương Tâm An (Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3