Cần bỏ tư duy "buôn chuyến" để chuyển sang hợp tác song phương


(CHG) Tại Hội nghị "Thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới" ngày 14.2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, doanh nghiệp, người dân nên bỏ dần tư duy "buôn chuyến" và chuyển từ buôn bán thương mại sang hợp tác song phương. Bộ và các đơn vị liên quan cam kết sẽ làm mọi cách để hai bên có thể đồng hành bền vững, lâu dài.
Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính
Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương Tô Ngọc Sơn cho biết, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, trong đó có nông sản. Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 175,5 tỷ USD, chiếm 24% tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hoa quả sang Trung Quốc chiếm 45,38% tổng lượng hoa quả xuất khẩu của Việt Nam; đặc biệt vải thiều chiếm tới 90%, thanh long hơn 80%. 
Trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, ông Sơn nhấn mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với tỉnh Quảng Tây, nơi chiếm đến 95% kim ngạch thương mại biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc và giáp các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Tại Quảng Tây, trái cây là sản phẩm được chú trọng nhất, bởi tỉnh có nhiều cửa khẩu thông quan từ Việt Nam sang. 
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết trong quá trình mở cửa thị trường Trung Quốc, hai bên đã phối hợp ký kết và triển khai nhiều nghị định thư liên quan đến kiểm dịch thực vật. Cụ thể, các sản phẩm đã ký nghị định thư gồm: gạo; cám gạo; măng cụt; thạch đen; sầu riêng; chuối (truyền thống) và khoai lang. Các sản phẩm đang đàm phán để ký Nghị định thư là: dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải và chôm chôm. Còn ớt, chanh leo đang được hướng dẫn xuất khẩu tạm thời. Hiện bưởi, các loại quả thuộc nhóm cây có múi và dừa đang đang đàm phán kỹ thuật. Na, thảo quả đã nộp hồ sơ.
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. Hiện tại, thị trường này kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức biên mậu (tiểu ngạch); yêu cầu phải đàm phán mở cửa thị trường đối với từng loại sản phẩm; quản lý sản phẩm nhập khẩu theo hình thức ký kết Nghị định thư; yêu cầu khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Những năm qua, Trung Quốc đã hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua việc 2 lần sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, đồng thời ban hành Lệnh 248, 249 vào năm 2021 và Lệnh 259 năm 2022. Nước này cũng liên tục tăng cường thực thi pháp luật nhằm đưa hoạt động thương mại đi vào chính quy, nền nếp.
Đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc Lỗ Siêu cho biết, Lệnh 248 và 249 nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường quản lý nông sản nhập khẩu vào nước này, không riêng Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp phải đăng ký nguồn gốc xuất xứ, điều kiện nhà xưởng, điều kiện nguồn nước, quy trình chế biến nông sản, trái cây... Doanh nghiệp có mã xuất khẩu vẫn phải hậu kiểm trực tuyến qua video với sản phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp hai nước có thể truy cập trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xem xét mặt hàng nào cần đăng ký để xuất khẩu chính ngạch, loại nào cần có bảo đảm của doanh nghiệp Trung Quốc.
 Toàn cảnh Hội nghị Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Tận dụng cơ chế hợp tác để tháo gỡ khó khăn 
Nhấn mạnh thông điệp Chính phủ Việt Nam luôn đề cao thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp. Về phía nông dân nên bỏ dần tư duy buôn chuyến, bỏ từ buôn bán thương mại sang hợp tác song phương. “Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao cùng các đơn vị liên quan cam kết sẽ làm mọi cách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giao thương với Trung Quốc, để hai bên có thể đồng hành một cách bền vững, lâu dài”, Bộ trưởng Hoan bày tỏ.
Nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động giao thương với Trung Quốc, Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường Nguyễn Như Tiệp cho rằng doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện Lệnh 248, 249, trong đó có hoàn thiện đăng ký bổ sung trước ngày 30.6.2023. Đồng thời, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tương đương với HACCP; bảo đảm các yếu tố kỹ thuật trước khi Trung Quốc tiến hành kiểm tra trực tuyến và thực địa. Bên cạnh việc minh bạch hóa thông tin thị trường, cần có phương án đẩy mạnh quản lý về mã số vùng trồng vùng nuôi, thúc đẩy xúc tiến thương mại.
Nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế với thị trường tỷ dân thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi Tô Ngọc Sơn khuyến cáo các địa phương, cơ quan quản lý nên xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, cần tận dụng hiệu quả hơn nữa cơ chế hợp tác giữa hai nước để tháo gỡ khó khăn, hàng rào kỹ thuật; xây dựng lộ trình, kế hoạch mở cửa thị trường cho mặt hàng xuất khẩu, đánh giá kỹ năng lực sản xuất trong nước và nhu cầu của thị trường Trung Quốc.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/kinh-te-xa-hoi/bo-dan-tu-duy-buon-chuyen-i316223/

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3