Cần quy định cụ thể về điều kiện cung cấp dịch vụ tin cậy


(CHG) Thảo luận tại tổ về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sáng 2/11, nhiều ĐBQH cho rằng, quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ tin cậy như dự thảo Luật có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và thiếu căn cứ khi thẩm định hồ sơ. Do đó, cần bổ sung các điều kiện kinh doanh, điều kiện cấp giấy phép chi tiết hơn đối với dịch vụ tin cậy.
Bảo đảm thể hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia
Đa số ĐBQH tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia. Qua đó, góp phần ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên không gian mạng.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 4 (Quảng Ngãi, Lai Châu, Bạc Liêu, Hải Dương). Ảnh: Hồ Long
Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nhiều ĐBQH tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trong bối cảnh công nghệ số đã và đang phát triển mạnh mẽ, ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị, dự thảo Luật cần rà soát quy định cụ thể hơn để bảo đảm giao dịch điện tử thể hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ bảo mật thông tin cá nhân.
Đồng thời, cần cụ thể hóa những trường hợp đặc thù khi cần thiết tiết lộ thông tin, dữ liệu, tính thống nhất về quy định trong hoạt động kiểm tra giám sát, khi mà thông điệp dữ liệu là một dạng văn bản có điều kiện từ tính toàn ven đến khả năng truy xuất nguồn gốc hay thông điệp dữ liệu có thể kết xuất trực tiếp thành bản cứng và sử dụng, đâu là tiêu chuẩn lưu trữ an toàn và quy định cho phép truy xuất hiệu quả thông điệp dữ liệu.
Hoàn thiện đánh giá tác động về điều kiện cung cấp dịch vụ tin cậy
Về dịch vụ tin cậy, Khoản 3, Điều 29 dự thảo Luật quy định: “Đối với dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại thực hiện theo pháp luật về thương mại điện tử”, ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) cho biết, theo quy định tại Điều 7, Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 13 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, với 5 điều kiện về mặt hồ sơ. Tuy nhiên, trong báo cáo đánh giá tác động, chưa thể hiện rõ và chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 31. Do đó, ĐB Phan Đức Hiếu đề nghị, Ban soạn thảo bổ sung các hồ sơ bảo đảm đánh giá tác động đầy đủ về điều kiện cung cấp dịch vụ tin cậy (điều kiện kinh doanh).
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 5 (Sơn La, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Bình Thuận). Ảnh: Hồ Long
Bên cạnh đó, ĐB Phan Đức Hiếu cho biết, hiện nay trong quy định của dự thảo Luật mới chỉ quy định giao cho Chính phủ quy định toàn bộ các điều kiện cấp giấy phép chi tiết (Điều 33). Do đó, nên bổ sung ngay trong dự thảo Luật các điều kiện kinh doanh, điều kiện cấp giấy phép chi tiết hơn đối với dịch vụ tin cậy, bởi, nếu không bổ sung thì không đánh giá được tác động.
Đồng quan điểm này, ĐBQH Lại Văn Hoàn (Thái Bình) cho rằng, theo quy định tại dự thảo Luật sẽ có những quy định có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và thiếu căn cứ khi thẩm định hồ sơ. Ví dụ như về điều kiện nhân sự không quy định cụ thể về số lượng, không quy định yêu cầu chuyên mốn đáp ứng là gì?... Do dó, ĐB Lại Văn Hoàn đề nghị, cần rà soát kỹ các quy định về điều kiện kinh doanh nhằm bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 7, Luật Đầu tư năm 2020.
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3