Cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản trong lĩnh vực quản lý


(CHG) Sáng 31/10, Phiên giám sát tối cao của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dungCác Đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều ý kiến trao đổi tại hội trường.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên thảo luận.
Đúng trọng tâm, trọng điểm
Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) khẳng định, với tình hình hiện nay, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 là đúng trọng tâm, trọng điểm và đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước.
"Xét về quy mô, Quốc hội thực hiện chương trình giám sát quy mô rất lớn từ trước đến nay, huy động một lực lượng lớn tham gia, các cơ quan của Quốc hội trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách đã tham gia và đóng góp nhiều ý kiến về kế hoạch, đề cương, các báo cáo giám sát chuyên đề. Tất cả các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố đã tổ chức giám sát trực tiếp việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại địa phương. Nếu như các chương trình giám sát trước đây chỉ tập trung vào một lĩnh vực một hoặc một số nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện ở một số địa phương thì cuộc giám sát lần này trải rộng từ Trung ương đến các địa phương", đại biểu chỉ rõ. 
Xét về phạm vi giám sát, theo ĐB Siu Hương, có thể khẳng định là rất rộng từ lĩnh vực kinh tế, tổ chức bộ máy đến hoạt động tư pháp. "Đây là một chương trình giám sát đã xâu chuỗi gần như hầu hết các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh trong đời sống xã hội". Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí bao quát ở phạm vi rất rộng liên quan đến nhiều quy định pháp luật chuyên ngành do tất cả các ngành, lĩnh vực đều yêu cầu phải có các quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế, kỹ thuật cụ thể.
 Đại biểu Quốc hội Siu Hương (Gia Lai). Ảnh Hồ Long
"Chương trình giám sát lớn và chi tiết như vậy đã đặt lên hoạt động lập pháp khối lượng công việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật lớn và đặt Chính phủ vào vị thế đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức thực hiện tốt văn bản pháp luật. Với sự triển khai quyết liệt và đồng bộ của Quốc hội, đến nay Đoàn giám sát nhận 580 công văn báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội cùng hệ thống các phụ lục kèm theo đồ sộ", ĐB Siu Hương nhấn mạnh. 
“Có khi nào chúng ta thử xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc chưa hoàn thiện pháp luật để cho các đơn vị trực thuộc hoặc trực tiếp quản lý xảy ra sai phạm? Đã đến lúc cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới cấp độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngành mình quản lý”, ĐBQH Siu Hương kiến nghị tại Phiên giám sát tối cao của Quốc hội. 
Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật
Thống nhất rất cao những giải pháp cũng như kiến nghị của đoàn giám sát của Quốc hội là gần như hoàn chỉnh, tuy nhiên để việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí đi vào nề nếp, trở thành một ý thức pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và trong đời sống xã hội, ĐB Siu Hương đề nghị xem xét một số đề xuất trọng tâm.
Trong đó, cần đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các chương trình đào tạo. Dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, đại biểu nêu rõ, hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông đã đưa chương trình pháp luật vào giảng dạy để các em phân biệt được những hành vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật. Đây là một điều đáng mừng vì ít nhất thì ngay từ khi ngồi ở ghế nhà trường đã trang bị cho các em xác định được hành vi nào là hành vi hợp pháp. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chương trình giảng dạy. 
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật. Trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí thì yếu tố đầu tiên phải đề cập đến là con người quyết định đến tính hiệu quả của chương trình. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó tùy vào lĩnh vực mà xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp. Qua báo cáo giám sát thể hiện rất rõ việc vi phạm pháp luật ở nhiều cấp độ, khía cạnh nhưng tập trung vào một số lĩnh vực liên quan đến lợi ích như quản lý tài sản công, lĩnh vực đất đai.
Đại biểu cũng đề nghị phải tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Qua giám sát bộc lộ nhiều lĩnh vực pháp luật cần hoàn thiện cả về hình thức và nội dung. Tuy nhiên, theo đại biểu, chính các cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thiện pháp luật. Trong báo cáo đã phản ánh rất rõ nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung sai phạm là do văn bản pháp luật chưa hoàn thiện hoặc chưa đồng bộ. “Vậy có khi nào chúng ta thử xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc chưa hoàn thiện pháp luật để cho các đơn vị trực thuộc hoặc trực tiếp quản lý xảy ra sai phạm? Đã đến lúc cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới cấp độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngành mình quản lý”, đại biểu nêu vấn đề.
Đại biểu Siu Hương cũng kiến nghị tăng cường hơn nữa tính chủ động trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp. Qua báo cáo của đoàn giám sát phản ánh rất đúng tình trạng nhiều địa phương vi phạm trong sử dụng ngân sách quản lý tài sản công, đất đai. HĐND với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, giám sát là một hoạt động hiến định và đã được văn bản luật quy định chi tiết. Do vậy, HĐND cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả trong việc hoạt động giám sát ở địa phương, kiến nghị các giải pháp cũng như vướng mắc trong thực hiện pháp luật trên địa bàn qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/thoi-su-quoc-hoi/can-xem-xet-trach-nhiem-cua-lanh-dao-co-quan-chu-quan-chua-lam-tot-vai-tro-hoan-thien-phap-luat-thuoc-linh-vuc-quan-ly-i305365/

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3