Tóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu suất hoạt động (Operational performance - OP) và cạnh tranh thị trường (Market Competition - MC) thông qua mối quan hệ truyền dẫn của hệ thống thông tin kế toán quản trị (Management Accounting Information - MAIS), quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM) và hiệu suất đổi mới tổ chức (Organizational Innovation Performance - OIP). Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát 215 doanh nghiệp thông qua phần mềm SmartPLS 4.0.9 cho thấy có mối quan hệ trung gian giữa MC và OP thông qua MAIS, ERM, OIP. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thị trường cạnh tranh ngày càng leo thang như hiện nay, doanh nghiệp phải ưu tiên nâng cao hiệu quả đổi mới tổ chức, quan tâm đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị và tận dụng lợi thế trong quản trị rủi ro doanh nghiệp để thích ứng và phát triển bền vững với nhu cầu của thị trường hiện nay.
Từ khóa: thông tin kế toán quản trị, cạnh tranh thị trường, quản trị rủi ro doanh nghiệp, hiệu quả đổi mới tổ chức, hiệu suất tổ chức.
Cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng như thế nào đến thông tin kế toán quản trị được sử dụng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Mia & Clarke, 1999). Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải đổi mới một cách sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng phải được trọng dụng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường (Mia & Winata, 2014; Mohiuddin và cộng sự, 2022). Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc duy trì các biện pháp trên nhiều mặt do sự cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường (Evans & Bosua, 2017; Ittner và cộng sự, 2003; Mia & Clarke, 1999). Để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp chịu nhiều tác động rủi ro về lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng doanh thu và sự hài lòng của khách hàng (Pertusa-Ortega et al., 2010). Do đó, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện đồng thời nhiều chiến lược khác nhau, chính sách khác nhau để nâng cao năng lực và duy trì lợi thế cạnh tranh ổn định trên thị trường (Chong & Rundus, 2004; Evans & Bosua, 2017; Fosu, 2013).
Cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng như thế nào đến thông tin kế toán quản trị được sử dụng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Mia & Clarke, 1999). Để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững các doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn các yếu tố khác như rủi ro, sự đổi mới của đối thủ cạnh tranh và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị. Trong đó, quản trị rủi ro là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh (Brustbauer, 2016). Vì vậy, việc doanh nghiệp tận dụng rủi ro để đưa ra quyết định giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và ngược lại.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn quản trị rủi ro là yếu tố then chốt để đáp ứng được với những thay đổi không thể lường trước trong cạnh tranh thị trường. Theo Radner và Shepp (1996), ERM cho phép doanh nghiệp mở rộng, giảm tổn thất có thể xảy ra và nắm bắt các cơ hội mới. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh việc sử dụng ERM có thể giúp tổ chức đạt được nhiều thành tựu khác nhau, chẳng hạn như cắt giảm chi phí kế toán, quản trị chi tiêu hoạt động một cách khôn ngoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kế toán (Soin & Collier, 2013). Mặc dù thuật ngữ “ERM” hiện nay được hiểu rộng rãi ở Việt Nam nhưng tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được thừa nhận đầy đủ (Kommunuri et al., 2016). Theo nghiên cứu của Hamel (2009), hiệu suất đổi mới tổ chức (OIP) có thể hỗ trợ tạo ra lợi thế cạnh tranh theo thời gian. Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự đổi mới tổ chức trong 3 lĩnh vực: thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc và đổi mới phương pháp trong các tương tác bên ngoài thông qua tích hợp nhà cung cấp, gia công phần mềm hoặc cộng tác với khách hàng (Camison & Villar-Lopez, 2014). Ngoài ra, đã có một vài nghiên cứu cho ra kết quả rằng đổi mới tổ chức sẽ dẫn đến cải thiện hiệu suất của tổ chức (Cakar & Erturk, 2010; Dereli, 2015; Hagedoorn & Cloodt, 2003; Hill et al., 2014) bằng cách tăng thu nhập, thị phần và năng suất của tổ chức. Trong khi đó, nghiên cứu của Novas et al. (2017) cho thấy hệ thống thông tin kế toán quản trị (MAIS) có ảnh hưởng thuận lợi đến hiệu quả hoạt động.
Tuy đã có nhiều nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động của tổ chức trên toàn thế giới nhưng nghiên cứu này làm rõ hơn vai trò truyền dẫn của MAIS, ERM, OIP giữa MC và OP trong bối cảnh thị trường Việt Nam.
2.1.1. Tác động của MC đến OP
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm lợi thế để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình (Chong & Rundus, 2004; Gunawan & Widodo, 2022). Hơn nữa, MC còn cần thiết để doanh nghiệp hoạt động thành công trong môi trường cạnh tranh thị trường mới nổi và duy trì hiệu suất cao (Anwar, 2018). Nghiên cứu tại Trung Quốc, các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược cạnh tranh thị trường dựa trên chi phí để gia tăng khả năng cạnh tranh về tài chính và nguồn nhân lực (Parnell và cộng sự, 2015; Gunawan & Widodo, 2022). Cạnh tranh thị trường được đo qua 6 yếu tố tác động: (1) đối thủ cạnh tranh, (2) đổi mới công nghệ, (3) đổi mới sản phẩm, (4) giá bán, (5) tiếp thị và (6) đổi mới quy định và chính sách của chính phủ (Khandwalla, 1972, Mia & Clarke, 1999). Giả thuyết đặt ra là có mối quan hệ giữa cường độ cạnh tranh thị trường và hiệu quả tổ chức của các doanh nghiệp Việt Nam.
H1: MC có tác động tích cực đến OP.
2.1.2. Vai trò trung gian của MAIS giữa MC và OP
Sử dụng thông tin MAIS để đưa ra quyết định có tác động tích cực đến lợi ích của doanh nghiệp, hiệu suất có thể mang lại lợi ích cho thị trường cạnh tranh (Mia & Clarke, 1999). Cạnh tranh thị trường kiểm soát sự phức tạp của MAIS (Khandwalla, 1972). Khi môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, các nhà quản trị cần nhiều thông tin hữu ích hơn cho hoạt động kiểm soát và lập kế hoạch (Chong và cộng sự, 2005). Nhà quản trị buộc phải sử dụng thông tin MAIS để đưa ra quyết định hiệu quả hơn (Mia & Clarke, 1999). Vì vậy, việc sử dụng thông tin MAIS bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh thị trường.
Các nghiên cứu trước đây (Mia, 1993; Stock & Watson, 1984) cho rằng, nhà quản trị có thể thiết lập các mục tiêu hiệu suất thông qua MAIS làm tăng hiệu quả kinh doanh. Có tác động tích cực gián tiếp ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh thị trường thông qua MAIS và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Việc sử dụng MAIS được coi là một hệ thống cung cấp thông tin so sánh và giám sát được tạo ra bởi hệ thống kế toán quản trị (Mia & Clarke, 1999). Nghiên cứu của Brom-wich (1990) gợi ý rằng việc giám sát và so sánh chuẩn mang lại của MAIS có thể giúp giải quyết các thách thức cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm tăng giá trị của tổ chức một cách hiệu quả. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra rằng MAIS có chức năng cung cấp thông tin thu thập, xử lý và truyền thông ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ chức OP (Novas và cộng sự, 2017).
Trong mối quan hệ này, lý thuyết dự phòng đại diện cho lý thuyết chính trong nghiên cứu kế toán quản trị (Burkert và cộng sự, 2014; Chenhall, 2003; 2006). Dựa trên lý thuyết này, các yếu tố dự phòng như quy mô, công nghệ, sự không chắc chắn về môi trường hoặc chiến lược là thiết kế tối ưu nhất cho thông tin kế toán quản trị (Chenhall, 2006; Otley, 2016). Đồng thời, bài nghiên cứu áp dụng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, theo đó duy trì lợi thế cạnh tranh, sở hữu hoặc kiểm soát các nguồn tài nguyên hoặc năng lực độc đáo như công nghệ tiên tiến, bằng sáng chế, hoặc quy trình sản xuất đặc biệt để đảm bảo rằng các đối thủ không thể dễ dàng sao chép hoặc vượt qua (Newbert, 2008; Nhon và cộng sự, 2020). Dựa trên quan điểm nguồn nhân lực, một số nghiên cứu đã lập luận rằng năng lực đổi mới (Henri, 2006) và thông tin kế toán quản trị (Liêm & Hiển, 2020; Nguyễn, 2018) đại diện cho các nguồn lực và khả năng độc đáo, do đó có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của công ty. Với tất cả những yếu tố trên, nghiên cứu này được thúc đẩy để áp dụng quan điểm dựa trên nguồn lực để xác định mối quan hệ giữa năng lực đổi mới và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như việc sử dụng thông tin kế toán quản trị trong việc xác định mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận MAIS đạt được nhiều lợi ích nhất có thể trong lợi thế cạnh tranh của họ (Oyewo, 2022).
H2. MAIS đóng vai trò truyền dẫn đến kết nối giữa MC và OP.
2.1.3. Vai trò trung gian của ERM giữa MC và OP
Mục tiêu của quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) là các công ty phải đối mặt khi tận dụng các cơ hội khác nhau có thể dẫn đến tăng lợi nhuận. Vì vậy, các công ty thương mại phải phát triển các chiến lược để giảm thiểu rủi ro (Parry & Lind, 2016). Hiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào ERM và khả năng cạnh tranh thị trường (Gordon và cộng sự, 2009). ERM là một phương pháp tích hợp giúp nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp bằng cách giảm bớt sự không chắc chắn vốn có, giảm biến động lợi nhuận cổ phiếu và cải thiện hiệu suất tổ chức (Hoyt & Liebenberg, 2011). Quản trị rủi ro giúp tổ chức giảm thiểu chi phí không cần thiết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được lợi thế cạnh tranh và mang lại thuận lợi cho hiệu quả hoạt động (Wang & Poutziouris, 2010).
H3: ERM đóng vai trò truyền dẫn giữa MC và OP
2.1.4. Vai trò trung gian của OIP giữa MC và OP
Xu hướng trong hoạt động đổi mới tổ chức có tác động đến hiệu suất hoạt động và khả năng cạnh tranh (Baumane-Vītolin và cộng sự, 2022). Theo Dereli (2015), yếu tố đổi mới được xem là yếu tố hàng đầu để cải thiện tăng trưởng kinh tế quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh và mang lại lợi thế hoạt động cho doanh nghiệp. Đổi mới tổ chức được coi là khả năng tạo ra giá trị, sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng (Du Plessis, 2007). Tổ chức đổi mới giúp nâng cao hiệu quả đổi mới tại nơi làm việc, thúc đẩy nhân viên tăng năng suất và mang lại hiệu quả hiệu quả hoạt động (Cakar & Erturk, 2010). Hiệu quả đổi mới hoàn toàn giữ vai trò truyền dẫn giữa cạnh tranh thị trường và hiệu suất tổ chức (Hagedoorn & Cloodt, 2003).
H4: OIP đóng vai trò đường dẫn có tác động tích cực đến kết nối giữa MC và OP.
Dữ liệu nghiên cứu được thu tập thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến những người có thâm niên công tác và đang phụ trách những vị trí quan trọng như giám đốc tài chính, phó giám đốc tài chính, kế toán trưởng, nhân viên kế toán là đại diện cho các doanh nghiệp được khảo sát. Câu hỏi khảo sát được gửi chính thức đến 410 doanh nghiệp từ ngày 15/02/2023 đến ngày 15/05/2023 thông qua địa chỉ mail và zalo. Kết quả cuối cùng có 215 câu trả lời được thu về hợp lệ, đạt 52,4% tỷ lệ phản hồi. Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, chúng tôi sử dụng phần mềm SmartPLS 4.0.9 để tiến hành các bước phân tích: đầu tiên tác giả phân tích số liệu thống kê mang tính mô tả, tiếp theo là kiểm định mô hình đo lường và sau cùng là kiểm định mô hình cấu trúc. Kết quả phân tích số liệu thống kê mang tính mô tả được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát (N=215)
Thang đo trong nghiên cứu này được thừa kế từ những công bố trên những tạp chí quốc tế uy tín và có chỉ số trích dẫn cao. Đầu tiên, thang đo thông tin kế toán quản trị được kế thừa từ các nhà nghiên cứu Chenhall và Morris (1986), Agbejule (2005) theo 4 khía cạnh: phạm vi rộng, tích hợp, tính kịp thời và tổng hợp. Thứ hai, thang đo cạnh tranh thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với Chatman và Jehn (1994); O'Reilly et al. (1991); Windsor và Ashkanasy (1996); và McKinnon và cộng sự; (2003; Baird và cộng sự, 2007; 2011; 2018; Chia & Koh, 2007; KM Baird và cộng sự, 2004; Subramaniam & Mia, 2001). Thứ ba, ERM được thừa kế từ các nghiên cứu của các tác giả như Al-Tamimi và Al-Mazrooei (2007) và Nair và cộng sự. (2014). Thứ tư, hiệu quả đổi mới được đo bằng số lượng bằng sáng chế mới, sản phẩm mới, trích dẫn bằng sáng chế và chi tiêu R&D (Cassiman & Veugelers, 2006; Fosfuri & Tribo, 2008; Cakar & Erturk, 2010; Camison & Villar-Lopez, 2014).
Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s alpha giao động từ 0.7 đến 0.94, độ tin cậy tổng hợp (từ 0.83 đến 0.94) cho thấy các nhân tố trong mô hình nghiên cứu thỏa điều kiện về độ tin cậy nhất quán nội bộ. Nếu AVE có giá trị từ 0.5 trở lên chứng tỏ thang đo có giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 2017). Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đạt giá trị hội tụ, phù hợp, để sử dụng trong phân tích mô hình. Việc đánh giá giá trị phân biệt có thể dựa vào một trong bốn chỉ số sau: giá trị Fornell-Larcker; giá trị Cross loading, tỷ lệ HTMT; giá trị HTMT. Phân tích số liệu cho thấy các yếu tố đã đạt được giá trị phân biệt.
Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc như sau: R2 là hệ số xác định hoặc tỷ lệ phương sai được giải thích bởi mô hình. Giá trị R2 dao động từ 0 đến 1, với giá trị càng cao thì chứng minh tính chính xác của mô hình trong việc dự báo. Theo Hair (2011) và Henseler (2009), các giá trị R2 lần lượt là 0.75 (đáng kể), 0.50 (trung bình) và 0.25 (yếu). Mô hình nghiên cứu được đề xuất có R2 = 0.60, điều này chứng tỏ mô hình phù hợp cao với dữ liệu thu thập được. Tiếp theo, f2 là thước đo ảnh hưởng của một biến độc lập đến biến phụ thuộc. Giá trị f2 được coi là nhỏ, trung bình và đáng kể khi lần lượt đạt 0.02, 0.15 và 0.35. Nếu f2 lớn hơn 0.35, điều này cho thấy biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc. Sau cùng là Q2 được đề xuất bởi Geisser (1974) và Stone (1974), Q2 là giá trị được sử dụng để kiểm tra dự đoán của mô hình nghiên cứu. Khi Q2 của biến phụ thuộc lớn hơn 0, điều này cho thấy sự liên quan dự đoán của mô hình nghiên cứu đối với biến phụ thuộc. Kết quả Q2 = 0.438 trong nghiên cứu này, cho thấy mô hình có sức dự báo tốt. Như vậy, kết quả phân tích đã đánh giá các biến phụ thuộc và biến độc lập trong một mô hình nghiên cứu, đồng thời cho thấy mức độ dự báo cao của mô hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ ở mức độ cạnh tranh thị trường cao, các doanh nghiệp phải đổi mới sử dụng công nghệ và tính sáng tạo để hoạt động hiệu quả hơn và đạt được thành công hơn. Rủi ro cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của công ty và quản trị rủi ro nên được tiến hành kỹ lưỡng và có chọn lọc trước khi đưa ra quyết định. Cần phát triển các giải pháp rủi ro trong một thị trường cạnh tranh, các công ty nên hợp tác với yếu tố MAIS để nâng cao hiệu quả tài chính và sử dụng tài khoản hệ thống thông tin đạt hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo:
MARKET COMPETITION AND OPERATIONAL PERFORMANCE: THE TRANSMISSION RELATIONSHIP OF MANAGEMENT ACCOUNTING INFORMATION SYSTEM, ENTERPRISE RISK MANAGEMENT, AND ORGANIZATIONAL INNOVATION PERFORMANCE IN VIETNAMESE ENTERPRISES
Nguyen Trong Phuong1
Nguyen Kha Dong1
1Faculty of Economics - Finance, Ho Chi Minh City Industry and Trade College
Abstract:
This study examined the relationship between operational performance (OP) and market competition (MC) through the transmission relationship of management accounting information system (MAIS), enterprise risk management (ERM), and organizational innovation performance (OIP). Through analyzing data collected from 215 businesses with SmartPLS 4.0.9, the study found that there is an intermediate relationship between MC and OP through MAIS, ERM, and OIP. The study’s results show that in today's increasingly competitive market, businesses must prioritize improving the efficiency of OIP, pay attention to the use of MAIS, and take advantage of ERM to adapt and develop sustainably to meet current market needs.
Keywords: management accounting information, market competition, enterprise risk management, organizational innovation effectiveness, organizational performance.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 8 tháng 4 năm 2024]
Nguồn: Tạp chí công thương
Bài báo nghiên cứu "Phân tích tác động nhận thức môi trường của khách hàng đến xu hướng sử dụng thiết bị thông minh trên ôtô" do Phan Văn Nhựt (Khoa Công nghệ Động lực, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích tác động của quyền chọn thực đến hiệu quả dự án đầu tư do TS. Nguyễn Trung Trực ( Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) thực hiện.
Xem chi tiếtẢnh hưởng các phương pháp sấy đến hàm lượng polyphenol, chlorophyll của bột lá cách (Premna Integrifolia L.) do ThS. Võ Văn Sim - Lê Thị Thanh Ngân - Võ Gia Huy - ThS. Bùi Thu Hà - ThS. Hồ Tấn Thành - ThS. Trần Nguyễn An Sa*(Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtKinh nghiệm pháp luật Hoa Kỳ về bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do ThS. Nguyễn Thị Bích Mai (Giảng viên, Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của giống cà phê Robusta TR4 trong vườn ươm" do Đặng Lê Thanh Liên - Nguyễn Thị Lan Thương (Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) thực hiện.
Xem chi tiết