Dấu ấn chống buôn lậu của “người lính mang quân hàm xanh”


(CHG) Nhiều năm qua, lực lượng bộ đội biên phòng - “những người lính mang quân hàm xanh” đã thực hiện tốt công tác phối hợp hiệu quả với các địa phương, cơ quan chức năng nhằm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Hiệu quả từ sự phối hợp

Triển khai thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, những năm qua, lực lượng bộ đội biên phòng đã chủ động phối hợp với các lực lượng, nhất là lực lượng quản lý thị trường kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các tuyến trọng điểm như đường cát ở An Giang, pháo nổ ở Long An, dầu ở Bà Rịa - Vũng Tàu và nhiều các tỉnh vùng biên với nhiều mặt hàng khác nhau.
Bên cạnh đó, để tăng cường phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, lực lượng bộ đội biên phòng và lực lượng quản lý thị trường đã có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Cụ thể, đã phối hợp tham gia xây dựng Công ước khung, Nghị định thư chống buôn lậu, buôn bán các mặt hàng cấm ở các khu vực biên giới.
Ngoài ra, lực lượng bộ đội biên phòng tổ chức, tham gia cùng các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc nhập lậu các mặt hàng như thuốc lá, đồ chơi trẻ em, rượu ngoại, quần áo…
Ở các địa bàn trọng điểm, bộ đội biên phòng phối hợp chỉ đạo cùng các đơn vị cơ sở tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về những quy định của pháp luật, phương thức, thủ đoạn, hậu quả, tác hại của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Từ đó góp phần từng bước tại chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân khu vực biên giới không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.

Một số tồn tại cần sớm khắc phục
Trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực lượng bộ đội biên phòng rất đáng khích lệ. Tuy vậy, cũng còn một số tồn tại cần sớm khắc phục, đó là việc phối hợp bắt giữ, xử lý đối với các tổ chức, đường dây buôn lậu lớn hiện quả chưa cao, nhất là các vụ có quy mô xuyên quốc gia.
Một số đơn vị còn buông lỏng quản lý để một số cán bộ thoái hóa biến chất móc nối, tiếp tay cho buôn lậu. Trang bị phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ của các lực lượng chức năng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trước những phương thức, thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi. Kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn của các lực lượng chưa thật sự đồng đều, các văn bản pháp luật chưa được cập nhập kịp thời, nên khi xử lý còn nhiều vướng mắc, lung túng.
Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên gới trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn, phương thức tinh vi hơn, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ và xử lý.
Buôn lậu với quy mô, số lượng lớn được dự báo sẽ tập trung chủ yếu ở vùng biên giới các  tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên, Kiên Giang… Với hàng hoá xuất lậu là các loại có giá trị kinh tế cao như xăng dầu, đường, các loại khoáng sản, động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, hoạt động vận chuyển trái phép ngoại tệ, kim loại quý, tiền giả qua bên giới cũng sẽ diễn biến phức tạp.
Để đề phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng trên, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo, lực lượng bộ đội biên phòng tiếp tục phối hợp với các lượng quản lý thị trường thực hiện tốt quy chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở khu vực biên giới.
Kịp thời phát hiện những phương thức, thủ đoạn mới của đối tượng, chủ động đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh. Đặc biệt là những quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, những quy định cụ thể về hàng hóa tạm nhập tái xuất để tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiệu quả, tăng cường phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật những tác hại của việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đổi mới hình thức.
Nắm chắc, dự báo đánh giá, giám sát hoạt động của tội phạm, không để bị động bất ngờ. Thực hiện có chiều sâu các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, nghiên cứu, triển khai chiến thuật mới, cách đánh mới, sử dụng, khai thác triệt để tính năng tác dụng của phương tiện kỹ thuật trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Chủ động xây dựng triển khai các phương án sử dụng lực lượng tuần tra, mật phục, đánh bắt tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới không tiếp tay cho tội phạm và tích cực tham gia đấu trang phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua các tuyến biên giới, tiếp tục kiện toàn tổ chức, nghiên cứu xây dựng các đề án trang bị phương tiện kỹ thuật, nâng cao năng lực pháp luật, nghiệp vụ điều tra cho lực lượng chống buôn lậu, tập trung phát những mặt hàng liên quan đến môi trường sinh thái, hàng hóa mang tính chất chiến lược lũng đoạn thị trường.
Để siết chặt tình trạng buôn lậu, bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ tăng cường phối hợp với quản lý thị trường, Hải quan, chính quyền địa phương, tập trung các đơn vị tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các nhóm đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, cùng với đó là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3