Đẩy nhanh tiến độ sớm đưa công trình cấp thiết vào sử dụng


(CHG) Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận là một trong những dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV. Đây là dự án cấp thiết nhằm phục vụ nước sản xuất, sinh hoạt cho người dân ở khu vực thường xuyên chống chịu với khô hạn. Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án gặp một số khó khăn khiến thời gian bị kéo dài, cần có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ.

Được Quốc hội khóa XIV thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019, dự án hồ chứa nước Ka Pét có mục tiêu cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, tiến độ của dự án chậm gần 3 năm, trong đó, có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án tăng hơn 288 tỷ đồng (tổng mức đầu tư mới là hơn 874 tỷ đồng), tăng diện tích sử dụng đất và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2025.
Thảo luận về dự án này, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ, đây là một dự án không lớn cả về quy mô và tổng vốn nhưng đã trải qua hai nhiệm kỳ của Quốc hội. Vì dự án có liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng nên Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ băn khoăn khi ở nước ta có rất nhiều công trình, dự án lớn cần phải quan tâm. Trong khi, để điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét mất nhiều thời gian, công sức, cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan để trình Quốc hội.

Phiên họp Quốc hội sáng 30/5.

Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở vùng khô hạn như Bình Thuận khiến nguồn nước khan hiếm, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư các công trình hồ chứa nước, thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh, điều tiết nước cho hạ du là rất cần thiết và ý nghĩa. Các công trình này càng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng càng nhanh chóng giúp ích cho người dân. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ dự án hồ chứa nước Ka Pét, như đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành cần có những chế định để cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh hơn, gọn hơn trong phê duyệt, thẩm định dự án, qua đó giúp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Đồng thời, theo ý kiến đại biểu Quốc hội, trong điều kiện cho phép, Quốc hội cũng có những cơ chế, chính sách đặc thù tốt nhất để xử lý dứt điểm vụ việc, không nên để có một dự án tương tự xảy ra, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri, nhân dân. Như tại dự án hồ chứa nước Ka Pét, với quy mô của dự án, UBND tỉnh Bình Thuận có thể quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý. Từ đó, giúp xử lý nhanh chóng hơn các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai. Bên cạnh những giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách, để hoàn thành dự án này cần sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành và địa phương, góp phần giải quyết vấn đề bảo đảm nguồn nước đang đặt ra cấp bách./.

Còn lại: 1000 ký tự
Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất

Đề tài Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất do TS. Nguyễn Nhật Tân (Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) thực hiện.

Xem chi tiết
Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam

Đề tài Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Huyền (Phó trưởng Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam) - TS. Ngô Thị Quyên (Trưởng bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long) thực hiện.

Xem chi tiết
Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh xây dựng Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng

Chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng.

Xem chi tiết
Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt - ThS. Nguyễn Thị Bích Duyên - ThS. Lê Quang Huề (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương

Đề tài Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương do ThS. Phạm Đức Kiểm (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Hải Dương) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3