(CHG) Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã và triệt tiêu được tình trạng gian lận trong công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam, cần ban hành danh mục các loài động vật hoang dã được phép gây nuôi thương mại và giới hạn hoạt động nuôi thương mại những loài thuộc danh mục này.
Ngày 13/9/2022, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam”. Tại tọa đàm, bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc ENV cho biết, Việt Nam hiện đang có khoảng 9.000 cơ sở nuôi thương mại động vật hoang dã đã được cấp phép. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều cơ sở hoạt động tự phát hoặc đang trong quá trình chờ cấp phép.
Tê tê bị tịch thu trong một vụ nuôi nhốt
Bà Bùi Thị Hà cũng đề cập đến cơ chế quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã hiện tại chưa rõ ràng và không đủ hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nhập lậu, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Các cơ sở có thể dễ dàng mua bán “giấy phép vận chuyển” để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của động vật hoang dã.
Một số cơ sở đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp trong một thời gian dài trước khi đăng ký với cơ quan chức năng, hoặc nuôi các loài không phải là loài được cấp phép. Chính vì vậy, hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.
Nhiều đối tượng đã lợi dụng cơ chế quản lý lỏng lẻo và thiếu sự giám sát hiệu quả để thu lợi bất chính từ việc nhập lậu và hợp pháp hóa động vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp.
Bà Bùi Thị Hà cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã và triệt tiêu được tình trạng gian lận trong công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam, cần ban hành danh mục các loài động vật hoang dã được phép gây nuôi thương mại và giới hạn hoạt động nuôi thương mại những loài thuộc danh mục này.
Theo ENV, danh mục sẽ giúp giải quyết các lỗ hổng trong quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam. Cụ thể, nó sẽ bảo đảm tất cả các loài động vật hoang dã không phù hợp cho nuôi thương mại sẽ không bị nuôi nhốt, buôn bán trái phép hay nhập lậu vào các cơ sở nuôi thương mại.
Từ Danh mục loài động vật hoang dã được phép nuôi thương mại và cấp phép, khi kiểm tra, các cán bộ quản lý chỉ cần đối chiếu vào đây. Còn các chủ cơ sở cũng nắm rõ những loài được phép nuôi thương mại và đầu tư nguồn lực phù hợp cho hoạt động nuôi, danh mục được ban hành có thể đi kèm với quy trình đăng ký được đơn giản hóa tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết