Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 1,1 tỷ USD


(CHG) Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6/2022 đạt 90 triệu USD, tăng 41%. Dự kiến, cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt tổng kim ngạch khoảng 1,1 tỷ USD.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu (XK) cá ngừ đạt 553 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính hầu hết đều tăng trưởng tốt, ngoại  trừ EU, Israel và Ai Cập.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá của không chỉ các mặt hàng năng lượng tăng, mà nhiều loại lương thực, thực phẩm tại các nước cũng tăng rất mạnh. Diễn biến này đang tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam nói chung, cá ngừ nói riêng, tăng sản lượng xuất khẩu sang các thị trường…

Trong nửa đầu năm, xuất khẩu các mặt hàng hải sản, cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng cao nhất, với gần 60% trong đó, tổng giá trị XK cá ngừ sang thị trường Mỹ đạt hơn 300 triệu USD, tăng 96%.

Dự kiến với tốc độ phát triển nhanh, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 1,1 tỷ USD

Với tốc độ phát triển nhanh, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 1,1 tỷ USD

Tính đến hết tháng 6/2022, CPTPP là khối thị trường XK lớn thứ 3 của các doanh nghiệp XK cá ngừ Việt Nam (sau Mỹ và EU). Cụ thể, XK sang Canada tăng 68%, sang Nhật Bản tăng 26% và sang Mexico tăng 30%, Arập Xêut đạt 1,2 triệu USD, sang Thái Lan tăng 59%, Philippines tăng 86%...

Tại thị trường EU, XK cá ngừ liên tục sụt giảm trong 3 tháng trở lại đây. Kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này trong tháng 6 giảm 25% so với tháng 6/2021, đạt gần 9,5 triệu USD.

Giá các sản phẩm cá ngừ tăng do chi phí hàng hoá cần thiết tăng cao hơn, đồng đô la mạnh có thể khiến các sản phẩm cá ngừ cuối cùng nhập khẩu vào EU từ các nước ngoài khối như Việt Nam, Philippines, Ecuador trở lên đắt đỏ hơn. Điều này đã ảnh hưởng tới nhập khẩu cá ngừ của các nước EU.

Do giá xăng dầu tăng cao nên 40-45% tàu cá cả nước phải nằm bờ. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cá ngừ nguyên liệu cho các nhà máy, khiến các lô hàng cá ngừ XK của Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các nước đối thủ khác khi xuất sang các nước có FTA với Việt Nam như các nước EU.

Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3