Gia hạn nhận tác phẩm dự giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch”


(CHG) Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ nhất, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức để lựa chọn, trao giải cho tác giả hoặc nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về VHTTDL và gia đình sẽ tiếp tục nhận tác phẩm dự giải đến hết ngày 10-7-2023, thay vì thời gian 30-6-2023 như đã thông báo trước đó.
Các tác phẩm báo chí phải bảo đảm tính chân thực, có sức thuyết phục, lan tỏa trong dư luận và được nhân dân đồng tình, đánh giá cao; phục vụ tốt công tác thông tin, tuyên truyền vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được đăng, phát trên các cơ quan báo chí được cấp phép theo quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Trưởng Ban tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ nhất (tháng 12.2022). Ảnh: Trần Huấn
 
Giải được trao cho các tác phẩm báo chí thuộc bài phản ánh, phóng sự, điều tra, bút ký, chương trình tọa đàm (trừ các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp) tuyên truyền về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình được đăng, phát trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, báo ảnh, kể từ ngày 15-6-2022 đến hết ngày 30-6-2023.
Ban tổ chức trao các hạng mục giải thưởng, gồm 3 giải tập thể cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự giải, đạt kết quả cao (trị giá 15 triệu đồng/giải); giải cá nhân có 1 giải nhất (trị giá 25 triệu đồng), 3 giải nhì (15 triệu đồng), 5 giải ba (10 triệu đồng) và 10 giải khuyến khích (5 triệu đồng) cho mỗi loại hình báo chí. Ngoài ra còn có thể kèm theo các phần thưởng vật chất có giá trị khác.
Các tác phẩm báo chí do các tác giả gửi về tham dự Giải tại địa chỉ: Báo Văn hóa, 124 Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.8220036; 024.8324965 (trong giờ hành chính); hotline: 0913525113.
 
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3