Giải pháp phát triển du lịch bền vững sau đại dịch


TÓM TẮT:

Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế… xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc… Đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47-50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14-15% GDP và nâng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%”. Bài viết đã nêu rõ thực trạng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành Du lịch Việt Nam ngày càng bền vững.

Từ khóa: du lịch, bền vững, văn hóa, xã hội, môi trường…

1. Khái niệm du lịch bền vững

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa du lịch như sau:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa phát triển du lịch bền vững như sau:

Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Các chương trình du lịch bền vững được lập kế hoạch tốt sẽ cung cấp những cơ hội cho du khách tìm hiểu về các vùng tự nhiên, tạo nguồn thu nhập cho các cộng đồng địa phương.

Tổ chức Du lịch thế giới đã khảo sát du khách từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và Pháp để hiểu hơn về những ưa thích của họ cho việc di chuyển. Phần lớn du khách được hỏi có xu hướng quan tâm về môi trường.

2. Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam

Thực tế cho thấy, những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị. Mặc dù hơn 2 năm qua, du lịch Việt Nam là một ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, nhưng từ tháng 3/2022, Việt Nam đã mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, đón khách quốc tế sớm hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Thị trường du lịch đã dần khôi phục trở lại, nhất là du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 chưa được như kỳ vọng, mới đạt khoảng 42% so với kế hoạch đề ra.

Đi kèm với sự khôi phục của ngành Du lịch là rủi ro ẩn chứa tiềm tàng mối đe dọa đến các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe dọa cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, dễ phá vỡ các giá trị văn hóa địa phương. Do đó, các quốc gia và các vùng cần lập kế hoạch một cách cẩn trọng theo hướng du lịch bền vững để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa địa phương, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương. Các cấp, các ngành, doanh nghiệp, các địa phương phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn, linh hoạt, sáng tạo hơn, thay đổi cách tư duy, tiếp cận mới trong xử lý các vấn đề cụ thể, sát điều kiện Việt Nam và tình hình thế giới hiện nay, trong đó cần cung cấp những dịch vụ mà khách du lịch cần chứ không chỉ đưa ra những thứ Việt Nam sẵn có và một trong số đó là du lịch theo hướng bền vững.

Để minh chứng cho điều này, trong một nghiên cứu 2020 của Booking.com thực hiện với 29.000 du khách trên 30 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam cho thấy, cam kết hướng tới bền vững trong sinh hoạt hàng ngày của du khách cũng nhất quán với ý định của họ cho các chuyến du lịch sau này. Theo đó, 100% du khách Việt trả lời, trong năm tới, họ mong muốn lưu trú tại những nơi cam kết với du lịch bền vững; 88% du khách Việt muốn giảm rác thải tổng hợp, 86% muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng; 81% muốn sử dụng loại hình giao thông thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, xe đạp hoặc phương tiện công cộng thay vì taxi hay thuê xe; 84% du khách Việt muốn có những trải nghiệm chân thật, mang nét đặc trưng văn hóa bản địa; 93% tin rằng việc nâng cao nhận thức về văn hóa cũng như việc bảo tồn di sản.

Cùng với xu hướng đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển bền vững. Cụ thể, Việt Nam hội tụ 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 30 vườn quốc gia, 6 vườn di sản và đa dạng các giá trị nổi bật. Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 27 trên tổng số 156 quốc gia có biển, sở hữu hơn 125 bãi tắm tuyệt đẹp, điển hình trong số đó là vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long… Xây dựng và phát triển du lịch bền vững được xem là mục tiêu quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển như Việt Nam. Một trong những minh chứng du lịch bền vững tiêu biểu của Việt Nam hiện nay đó chính là siêu quần thể Phú Quốc United Center. Phú Quốc United Center đã được Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam vinh danh giải thưởng “Quy hoạch đô thị quốc gia - VUPA” ở hạng mục “Các khu vực đã được xây dựng”. Công trình này được đánh giá cao bởi những sáng tạo nổi bật, góp phần thay đổi tích cực diện mạo đô thị, hội tụ các bản sắc văn hóa, giữ gìn yếu tố tự nhiên và sinh thái. Bên cạnh đó, siêu quần thể Phú Quốc United Center được Tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng và phát triển theo hướng đồng bộ, cung cấp tiện ích - dịch vụ “tất cả trong một” từ nghỉ dưỡng Vinpearl đến mua sắm, vui chơi giải trí tại công viên chủ đề VinWonders Phú Quốc, vườn thú bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc, thành phố không ngủ Grand World… đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Tuy nhiên, ngành Du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Thứ nhất, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch theo hướng đồng bộ và hiện đại hơn, song hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, cầu cảng... trong nước vẫn được coi là kém phát triển, thiếu các tiêu chuẩn an toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để có thể di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Chi phí cho việc di chuyển, cước phí giao thông còn cao. Hệ thống thông tin viễn thông chưa phát triển rộng khắp, chất lượng còn hạn chế trong khi giá dịch vụ lại cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí... tuy đã tăng lên về số lượng, nhưng nhiều nơi vẫn chưa bảo đảm về chất lượng dịch vụ.

Thứ hai, các quy định pháp lý về quản lý du lịch chưa đầy đủ và còn không ít bất cập đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch. Nhận thức của doanh nghiệp và người dân về phát triển du lịch theo hướng bền vững còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Việt Nam thuộc loại nhỏ, việc bảo đảm chất lượng dịch vụ còn hạn chế, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế yếu. Trong khi hệ thống luật pháp Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, nhiều cơ sở kinh doanh chưa tạo dựng được uy tín, làm ăn mang tính chộp giật; có nhiều nơi, hoạt động diễn ra tự phát, lộn xộn, thậm chí gây phiền toái cho khách, một số vụ việc tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch Việt Nam. Ý thức tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch chưa được nâng cao đã gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch. Trên thực tế, người dân sinh sống trong khu vực du lịch thường xâm phạm đến các tài nguyên du lịch mà không ý thức được hết ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho cộng đồng.

Thứ ba, chất lượng các sản phẩm du lịch; mức độ liên kết các sản phẩm du lịch còn rất hạn chế. Hệ luỵ là các dịch vụ du lịch tập trung chủ yếu vào việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch, gây nên tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực ngành Du lịch được đào tạo còn ít, yếu về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết về du lịch bền vững; đội ngũ quản lý và phục vụ có trình độ chuyên môn cao trong các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch ở lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các nơi nghỉ dưỡng, các cơ sở vui chơi, giải trí còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh của lĩnh vực du lịch.

3. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững

Một là, giải pháp phát triển bền vững trong việc phát triển chú trọng hiệu quả kinh tế. Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.

Hai là, giải pháp phát triển bền vững được trở nên phồn thịnh cho địa phương. Việc này được biết đến là sự tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch; bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.

Ba là, giải pháp phát triển bền vững về chất lượng việc làm đó là việc các chủ thể tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.

Bốn là, giải pháp phát triển bền vững thể hiện ở sự công bằng xã hội trong quá trình phát triển bên vững ngành du lịch thì cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.

Năm là, giải pháp phát triển bền vững thể hiện ở sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng cao thỏa mãn đầy đủ yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, thu nhập, cũng như các mặt khác.

Sáu là, khả năng kiểm soát của địa phương: thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.

Bảy là, giải pháp phát triển bền vững về an sinh cộng đồng được biết đến là sự duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.

Tám là, giải pháp phát triển bền vững đa dạng văn hóa được thể hiện trong ngành nghề du lịch đó là việc tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thu Hiền (2020), “Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá và những nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, số 16, tháng 7.
  2. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
  3. Mai Anh Vũ, Nguyễn Xuân Hiếu (2020), “Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Công Thương, Số tháng 7.
  4. (1987). Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future.

 Solutions for the sustainable development of tourism industry after the COVID-19 pandemic

Master. Nguyen Thi Thu Trang

Faculty of Tourism and Hotel, University of Economics - Technology for Industries

Abstract:

The 13th National Party Congress of Vietnam determined that strengthening the restructuring of the tourism industry, ensuring professionalism, modernity, synchronous and sustainable development and international integration....; building, developing and positioning a national tourism brand associated with a dominant and unique image imbued with national cultural identity…; by 20230, aiming to increase the number of international tourists to Vietnam to 47-50 million, the tourism industry contributes about 14 -15 percent of the national GDP and the proportion of the service sector in the national GDP will be over 50 percent. This paper presents the current situation of Vietnam’s tourism industry and proposes some solutions to help the tourism industry grow sustainably.

Keywords: tourism, sustainability, culture, society, environment.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3