Hải quan quyết liệt hành động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ


(CHGKế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 33/QĐ-BTC và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính vừa được Tổng cục Hải quan ban hành. 
Kế hoạch này được ban hành theo Quyết định 199/QĐ-TCHQ. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã phân công cụ thể cho các đơn vị để triển khai 19 nhiệm vụ do Bộ Tài chính chủ trì và 13 nhiệm vụ do Bộ Tài chính phối hợp.
Quyết liệt nhiều giải pháp
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan triển khai các nhiệm vụ theo phân công. Trong đó, khi triển khai cần cụ thể hóa các nhiệm vụ thành các giải pháp, đề án, công việc, kết quả đầu ra và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về kết quả thực hiện, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, trong bối cảnh tác động của kinh tế thế giới cũng như những cam kết cắt giảm thuế quan đang đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động XNK của Việt Nam nói chung và số thu NSNN của ngành Hải quan nói riêng.
 Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Linh
Từ cuối năm 2022, nhiều ngành hàng NK chủ lực, nhất là nguyên liệu cho sản xuất XK đều giảm mạnh, không có đơn hàng, đặc biệt với các ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng… Cùng đà đó, với nhiều yếu tố khách quan khác, dự báo năm 2023, thu thuế từ hoạt động XNK có thể giảm so với những năm trước. Trong khi đó, năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN 425.000 tỷ đồng. Dự toán thu 2023 được xây dựng trên cơ sở dự kiến các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng trưởng GDP 6-6,5%; giá dầu thô 70 USD/thùng; kim ngạch XK tăng từ 8-9%; kim ngạch NK tăng từ 7-8%.
Để triển khai 19 nhiệm vụ do Bộ Tài chính chủ trì, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị được giao chủ trì chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan để tổ chức triển khai thực hiện.
Đối với 13 nhiệm vụ do các bộ, ngành chủ trì, Bộ Tài chính phối hợp, các đơn vị được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, chủ động theo dõi, nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Tổng cục những nội dung có liên quan.
 Trong bối cảnh đó, nhằm triển khai nhiệm thu NSNN, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 479/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN. Theo đó, để đạt được kết quả như mục tiêu đề ra, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới và trong nước, kịp thời báo cáo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hóa, hợp lý, chặt chẽ với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý thuế, đặc biệt trong một số lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế số, giao dịch điện tử xuyên biên giới; chống chuyển giá, trốt thuế; quyết liệt thu hồi nợ thuế.
Đẩy mạnh cải cách hành chính
Hướng tới mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với thực hiện hiệu quả lộ trình giảm biên chế hàng năm để đến năm 2026 đạt chỉ tiêu giảm 5% biên chế công chức và 10% biên chế viên chức hưởng lương từ NSNN.
Ngành Hải quan sẽ tiếp tục quán triệt và thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 11/KH-TW thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Ngoài ra, các đơn vị cần tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả thực thu thủ tục hành chính phục vụ người dân, DN.
Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Chú trọng thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách; tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật cho người dân. Trong đó, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85% các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt trên 90%.
Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo hướng cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2; áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro; bổ sung danh mục mặt hàng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành; thay đổi phương pháp quản lý từ kiểm tra từng lô hàng sang kiểm tra theo mặt hàng… Chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra DN kém hiệu quả; rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lắp, chồng chéo; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, đúng pháp luật của DN.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật hải quan để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan; đồng thời tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại. Đẩy mạnh xây dựng, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm.
 Ngoài ra, các đề án thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành, các đơn vị có trách nhiệm báo cáo tiến độ, kết quả xây dựng các đề án đảm bảo theo đúng kế hoạch và yêu cầu đặt ra.
 

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/hai-quan-quyet-liet-hanh-dong-thuc-hien-nghi-quyet-01-cua-chinh-phu-171667.html

Còn lại: 1000 ký tự
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3