Trà Vinh là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer cao nhất cả nước (chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh với hơn 320.000 người). Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Trà Vinh đã dồn sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer, qua đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác giảm nghèo.
Đồng bào Khmer ở Trà Vinh thu hoạch nông sản.
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho đồng bào vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Trà Vinh đi lại, mua bán, trao đổi hàng hóa thuận lợi, đồng bào Khmer nghèo trên địa bàn còn được hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, được vay vốn tín dụng, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế. Họ còn được hỗ trợ nhà ở, đất ở, tiền điện, miễn giảm học phí… Nhờ vậy, nhiều gia đình tại đây đã vươn lên thoát nghèo.
Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành có đồng bào Khmer chiếm gần 80% dân số, trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo và các hộ chính sách trên địa bàn xã có cơ hội đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng nhà ở, các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, đầu tư cho học sinh, sinh viên vay học tập…
Ông Thạch My, ngụ ấp Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Vừa qua ông được Hội Nông dân xã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Châu Thành cho vay 40 triệu đồng. Ông đầu tư mua 2 con bò nuôi sinh sản.
Nhờ được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, nên gia đình ông áp dụng thành công mô hình nuôi bò sinh sản, mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 30 triệu đồng. Ngoài ra, ông cũng đi làm thêm, như làm phụ hồ, làm vườn…
“Nhờ được vay vốn ưu đãi, đã tạo điều kiện cho gia đình tôi vươn lên trong cuộc sống, giờ đây cuộc sống gia đình ổn định, gia đình tôi đã làm đơn xin thoát nghèo”, ông nói.
Còn chị Thạch Thị Sắc, ở ấp Ba So, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, cũng thuộc diện vô cùng khó khăn. Sau khi được tiếp cận liền 3 chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện, gồm: Vay vốn hộ nghèo và vốn xây dựng công trình cung cấp NS&VSMTNT, tổng cộng đến trên 60 triệu đồng.
Theo đó, chị còn được sự tư vấn của cán bộ tín dụng chính sách và cán bộ khuyến nông huyện, để đầu tư nuôi bò, trồng rau màu. Sau 3 năm, gia đình chị đã có đàn bò 6 con béo khỏe, 6 vụ rau xanh sạch bội thu, trị giá khoảng 150 – 200 triệu đồng/năm.
“Nằm mơ tôi cũng không nghĩ mình làm ra số tiền lớn lao như vậy. Tất cả nhờ vay vốn, bây giờ gia đình tui còn có tiền gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng”, chị Sắc chia sẻ.
Theo thống kê, đến nay, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã thành lập các điểm giao dịch tại các địa phương, trong đó đã xây dựng được mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn rộng khắp ở các ấp, khóm. Toàn tỉnh, hiện có gần 3.000 tổ, và hơn 120.000 thành viên vay để phát triển kinh tế, tổng dư nợ cho vay trên 2.700 tỷ đồng.
Các chương trình, chính sách hỗ trợ vốn vay đã giúp đồng bào Khmer vượt khó, gia tăng sản xuất, qua đó thoát nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết, giai đoạn 2016-2020, tỉnh huy động tổng nguồn vốn gần 9.500 tỷ đồng để thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Với số tiền trên, Trà Vinh đầu tư xây dựng và duy tu, bảo dưỡng gần 600 công trình hạ tầng trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; thực hiện 432 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hơn 6.600 hộ.
Tỉnh cũng hỗ trợ hơn 3 triệu thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, xã đảo, xã đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ gần 182.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số vay vốn ưu đãi, với tổng doanh số cho vay gần 3.100 tỷ đồng để phát triển sản xuất...
Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UNBD tỉnh Trà Vinh cho biết thêm, các chương trình, chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ và có hiệu quả đã góp phần giúp Trà Vinh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững về “đích” trước 1 năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Trà Vinh đạt kết quả tốt trong giảm nghèo bền vững là đa dạng hóa sinh kế và tạo nhiều nguồn vốn vay cho hộ nghèo, đặc biệt là đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Tỉnh đã yêu cầu các huyện hằng năm rà soát hộ dự kiến thoát nghèo, thoát cận nghèo để xác định nguyên nhân nghèo, mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản; rà soát nhu cầu về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của người còn trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, để có giải pháp hỗ trợ; đề xuất các ngành tập trung nguồn lực giúp bà con thoát nghèo bền vững…
Tỉnh ủy Trà Vinh vừa ban hành Nghị quyết về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
Giai đoạn này, tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5-2%/năm; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer giảm bình quân từ 3-4%/năm; phấn đấu mỗi năm tăng từ 1-1,5% hộ nghèo được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp theo các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều.
Đồng thời, hàng năm tạo việc làm mới cho 23.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi được đi học đạt từ 99% trở lên; 95% dân số trở lên tham gia bảo hiểm y tế; có 30 giường bệnh và 10-12 bác sĩ/vạn dân; người dân được sử dụng điện đạt 99,5% và sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%-99,5%.
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh tập trung huy động nhiều nguồn lực của Trung ương, nguồn đối ứng của địa phương, nguồn lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới… để thực hiện công tác giảm nghèo.
Nguồn: Báo Giao Thông
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết